Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 17/01/2025 09:11 (GMT+7)

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị về việc thống nhất một bộ sách giáo khoa

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc sách giáo khoa thường xuyên thay đổi.

Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.

Theo đó, cử tri tỉnh Hưng Yên đề nghị xem xét để thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho học sinh cùng cấp học trong cả nước. Đồng thời đề nghị không nên thường xuyên thay đổi sách giáo khoa bởi sẽ gây lãng phí vì sách không sử dụng lại được, khó khăn cho người bán cũng như nhân dân khi tìm mua sách cho con mình. Đặc biệt, khi xảy ra bão lụt, học sinh bị hỏng hết sách giáo khoa nhưng các cơ quan, đơn vị, nhân dân ủng hộ sách thì lại không đúng bộ sách các em đang học nên không sử dụng được.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội quy định: “Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”.

Theo Bộ trưởng, mỗi môn học, hoạt động giáo dục có nhiều sách giáo khoa và xã hội hóa sách giáo khoa là chủ trương có tính đột phá, thay đổi tình trạng trước đó xuất bản sách giáo khoa theo cơ chế độc quyền. Đồng thời, việc xã hội hóa tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tổ chức có khả năng, điều kiện tham gia biên soạn, xuất bản sách giáo khoa có sự cạnh tranh, tạo động lực cho các nhóm tác giả, các nhà xuất bản có được những bộ sách chất lượng tốt.

Bộ Chính trị đã có Kết luận 91-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong đó Kết luận nêu rõ nhiệm vụ: “Tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới... Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa và xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa”.

Việc tổ chức dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện thống nhất theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cùng với đó, sách giáo khoa triển khai Chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được thực hiện đến lớp 5 đối với cấp Tiểu học, đến lớp 9 đối với cấp Trung học Cơ sở và lớp 12 đối với cấp Trung học Phổ thông. Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa sách giáo khoa đạt kết quả tốt, các môn học và hoạt động giáo dục đều có từ 3 đến 9 bộ sách giáo khoa; giáo viên và học sinh có cơ hội được lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục để tổ chức dạy học.

Bộ trưởng cũng chia sẻ: Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa đến nay đã bước sang năm thứ 5, các địa phương, cơ sở giáo dục đánh giá cao Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và triển khai thực hiện dần đi vào ổn định, nâng cao chất lượng.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổng kết việc biên soạn sách giáo khoa, trong đó sẽ đánh giá cụ thể về xã hội hóa sách giáo khoa, trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu và báo cáo với Chính phủ, Quốc hội về sự cần thiết ban hành thống nhất, đồng bộ sách giáo khoa trên toàn quốc.

Cùng chuyên mục

LeadHerShip 2025 - Cầu nối bình đẳng giới với sự đồng hành của cả nam và nữ
Không chỉ là sân chơi dành riêng cho phụ nữ, dự án LeadHerShip của Trường Đại học Việt Đức (VGU) đã trở thành cầu nối độc đáo, thu hút sự tham gia của cả nam và nữ để cùng nhau thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trẻ. Với sự hỗ trợ của Viện Friedrich Naumann (FNF) Việt Nam, dự án đang lan tỏa thông điệp rằng bình đẳng giới là câu chuyện của toàn cộng đồng.

Tin mới

TS Trần Đình Thiên: “Sau APEC 2027, Phú Quốc sẽ bước sang ngưỡng phát triển hoàn toàn khác”
Theo TS Trần Đình Thiên, triển khai các công trình APEC 2027 tại Phú Quốc là nhiệm vụ cấp bách với sự chủ động của địa phương, đặc biệt trong công tác tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ, để góp phần kiến tạo một đô thị toàn cầu trong tương lai.
Nutifood được vinh danh trong danh sách 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM
Ngày 15/4/2025, Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood được vinh danh trong danh sách 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc của các doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố.
Cấp huyện chấm dứt hoạt động từ 01/7/2025
Mới đây, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.