Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 28/11/2022 07:39 (GMT+7)

BHYT, BHXH tăng thế nào khi lương cơ sở tăng từ 01/7/2023

Theo dõi GĐ&PL trên

Việc tăng lương cơ sở từ 01/7/2023 sẽ tác động như thế nào đến các chế độ đóng, hưởng chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT)?

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Theo Luật sư Nguyễn Thị Hồng Vân, Công ty Luật TNHH NTB Legal, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, lương cơ sở là mức lương làm căn cứ tính mức đóng cũng như mức hưởng của nhiều chế độ BHXH và BHYT. Theo đó, tác động của việc tăng lương cơ sở đối với người lao động từ ngày 01/7/2023 sẽ bao gồm như sau:

Tăng mức đóng BHXH bắt buộc tối đa

Căn cứ Điều 5 và khoản 3, Điều 6, Quyết định 595/QĐ-BHXH, hàng tháng, người lao động trích 8% mức tiền lương tháng của mình để tham gia BHXH bắt buộc.

Nếu mức lương này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

Tăng từ 2.384.000 đồng/tháng lên 2.880.000 đồng đồng/tháng.

Tăng mức đóng BHYT tối đa

Theo Điều 18, Quyết định 595/QĐ-BHXH, tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, trong đó, mỗi tháng, người lao động đóng 1,5%.

Tăng từ 447.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng.

Tăng mức đóng BHYT khi tham gia theo hộ gia đình

Theo điểm e, khoản 1, Điều 7, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, người thứ 1 đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức đóng của người thứ 1 tăng từ 67.050 đồng/tháng lên 81.000 đồng/tháng, do đó, mức đóng của những người còn lại cũng tăng theo, tương ứng theo thứ tự 56.700 đồng/tháng; 48.600 đồng/tháng; 40.500 đồng/tháng và 32.400 đồng/tháng.

Tăng điều kiện hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT 05 năm liên tục

Tại điểm đ, khoản 1, Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, người đóng BHYT từ đủ 05 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Tăng số tiền cùng chi trả từ 8.940.000 đồng lên 10.800.000 đồng mới được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Tăng mức đóng BHTN

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, hàng tháng, người lao động đóng 01% bảo hiểm thất nghiệp và tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa làm theo chế độ tiền lương do Nhà nước chi trả bằng 20 lần mức lương cơ sở

Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 298.000 đồng/tháng lên 360.000 đồng/tháng

Ngoài ra, bên cạnh việc tăng mức đóng của một số loại bảo hiểm xã hội thì việc tăng lương cơ sở cũng ảnh hưởng đến mức hưởng của các loại trợ cấp, phụ cấp của người lao động. Cụ thể:

Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Theo khoản 3, Điều 29, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 540.000 đồng/ngày.

Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

Tại Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp 01 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

Tăng từ 2.980.000 đồng lên 3.600.000 đồng.

Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Theo khoản 3, Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 540.000 đồng/ngày.

Tăng mức trợ cấp 01 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 48, Luật An toàn, vệ sinh lao động, suy giảm 05% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Tăng từ 7.450.000 đồng lên 9.000.000 đồng nếu suy giảm 05% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 900.000 đồng.

Tăng mức trợ cấp hàng tháng khi suy giảm khả năng lao động 31% trở lên

Tại Điều 49, Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định, suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Tăng từ 447.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động, sau đó cứ suy giảm thêm 01% được hưởng thêm 36.000 đồng.

Tăng mức trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động

Tại Điều 52, Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 02 mắt, cụt, liệt 02 chi hoặc bị tâm thần, ngoài mức trợ cấp hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng.

Tăng mức trợ cấp 01 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 53, Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị mà chưa được giám định thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Tăng từ 53.640.000 đồng lên 64.800.000 đồng.

Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật

Theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, mức hưởng 1 ngày bằng 30% mức lương cơ sở

Tăng từ 447.000 đồng/ngày lên 540.000 đồng/ngày.

Tăng mức lương hưu thấp nhất

Theo khoản 5, Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở.

Tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng.

Tăng mức trợ cấp mai táng

Điều 66, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.

Tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng.

Tăng mức trợ cấp tuất hàng tháng

Theo Điều 68, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân đủ điều kiện hưởng bằng 50% mức lương cơ sở.

Tăng từ 745.000 đồng/tháng lên 900.000 đồng/tháng.

Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Tăng từ 1.043.000 đồng/tháng lên 1.260.000 đồng/tháng.

Tăng mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT

Điều 30, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

- Khám, chữa bệnh tại cơ sở tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu):

+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh.

Tăng từ 223.500 đồng lên 270.000 đồng.

+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

Tăng từ 745.000 đồng lên 900.000 đồng.

- Khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu): Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

Tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng.

- Khám, chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT (trừ trường hợp cấp cứu): Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

Tăng từ 3.725.000 đồng lên 4.500.000 đồng.

- Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng quy định:

+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh.

Tăng từ 223.500 đồng lên 270.000 đồng.

+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.

Tăng từ 745.000 đồng lên 900.000 đồng.

Tăng cơ hội được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT

Theo điểm d, khoản 1, Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người tham gia BHYT được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu chi phí cho 1 lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở.

Chi phí dưới 270.000 đồng (hiện tại là 223.500 đồng) thì được thanh toán 100% chi phí.

Cùng chuyên mục

Mua đất thuộc quy hoạch có được trả lại tiền?
Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (đất, nhà ở và tài sản khác nếu có) thuộc quy hoạch nhưng người nhận chuyển nhượng không biết thì có quyền trả lại đất và yêu cầu bên chuyển nhượng trả lại tiền.
Từ 2025 người chưa nộp phạt vi phạm giao thông sẽ không được cấp, đổi giấy phép lái xe
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/01/2025 quy định, cơ quan chức năng sẽ không cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm giao thông chưa nộp phạt cũng như không thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm đối với phương tiện vi phạm chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.
Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội theo Luật mới
Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng...

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.