Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 06/08/2024 08:01 (GMT+7)

Ai không nên uống nước dừa?

Theo dõi GĐ&PL trên

Dừa có hương vị ngọt lành nên thường được ưa chuộng, nhất là vào mùa hè. Những người thể trạng âm hàn hoặc mang thai, khi vừa đi nắng về hay trước lúc ngủ thì không nên uống nước dừa để tránh gây hại cho sức khỏe.

Lợi ích của thói quen uống nước dừa mỗi ngày

Đem đến những thành phần dinh dưỡng và các chất điện giải

Nước dừa phù hợp với cả chế độ ăn kiêng ít calo và ít đường vì thành phần trong nước dừa chỉ có khoảng 45 calo mỗi cốc và khoảng 11 gam đường. Thêm vào đó, nước dừa lại là một nguồn tự nhiên với các chất điện giải bao gồm kali, magiê, phốt pho và hơn thế nữa.

Hỗ trợ phục hồi sau tập luyện

Nước dừa có nhiều chất điện giải bao gồm kali, natri và magiê. Khi đang làm việc đổ mồ hôi, đặc biệt là trong những tháng mùa hè nóng bức khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, nước dừa có thể rất hữu ích.

Đặc biệt, khi uống nước dừa mỗi ngày các chất điện giải trong nước dừa có thể giúp điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng, ngăn ngừa mất nước và thậm chí đảm bảo chức năng cơ phù hợp. Tất nhiên, mọi người vẫn sẽ cần đảm bảo nạp đủ lượng carbohydrate và protein cần thiết sau khi tập luyện.

Điều chỉnh huyết áp và giảm thiểu biến cố đột quỵ

Quả chuối nổi tiếng với hàm lượng kali cao, nhưng chỉ cần uống nước dừa mỗi ngày bằng một cốc chứa nhiều kali hơn một quả chuối cỡ trung bình. Thói quen tuân thủ theo chế độ ăn giàu kali đã có nhiều bằng chứng về khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp, làm giảm huyết áp nếu cao hay thậm chí còn tăng sức đàn hồi thành mạch, phòng chống đột quỵ.

Hỗ trợ chức năng tiêu hóa tốt

Thành phần trong nước dừa chứa magie, một khoáng chất giúp giữ cho mọi thứ vận động và ngăn ngừa táo bón. Nói chung, cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng rất quan trọng để giúp điều hòa nhu động ruột.

Bảo vệ làn da khỏe mạnh

Khi cơ thể thiếu nước, thiếu độ ẩm phù hợp, da sẽ bị khô lại và bong tróc. Như vậy, uống nước dừa mỗi ngày có thể góp phần vào nhu cầu hydrat hóa hàng ngày tại chỗ, thúc đẩy tuần hoàn và làm làn da rạng rỡ hơn.

Đồng thời, một số loại nước dừa còn được tăng cường vitamin C có nhiều đặc tính chống oxy hóa và kích thích tổng hợp collagen một cách tự nhiên, có thể giúp giữ cho làn da luôn săn chắc và trẻ trung.

Giảm lượng đường bổ sung vào

Nên bỏ qua nước trái cây và nước ngọt có đường và thay vào đó hãy uống nước dừa khi có hứng thú với thứ gì đó khác ngoài nước.

Không giống như đồ uống có đường, nước dừa thường có ít hoặc không thêm đường (ở những loại không có hương vị). Điều này làm cho loại trái cây này trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường hoặc những người muốn giảm tiêu thụ đường thêm vào. Hãy tìm nước dừa tươi 100%, không được làm từ nước cốt dừa cô đặc và chọn các loại không có hương vị có một cốc nước dừa tự nhiên nhất.

Giúp bù nước khi bị ốm

Nếu cơ thể đang bị mất một lượng lớn chất lỏng do nôn mửa và tiêu chảy, bổ sung nước dừa có thể giúp cải thiện tình trạng hydrat hóa và cân bằng điện giải tốt hơn so với nước thông thường trong các trường hợp này.

Một số thương hiệu nước dừa đóng chai thậm chí còn bổ sung vitamin C và D để cung cấp khả năng hỗ trợ miễn dịch tốt hơn.

Hỗ trợ quản lý cân nặng

Hydrat hóa thích hợp là điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng mọi tế bào trong cơ thể và tối ưu hóa tỷ lệ trao đổi chất. Nhiều người lầm tưởng cảm giác khát với đói, khiến tạo ra phản xạ ăn quá mức có thể dẫn đến tăng cân. Và mặc dù nước dừa có nhiều calo hơn nước thường, nhưng về cơ bản thức uống này lại có lượng calo thấp hơn đáng kể so với các loại đồ uống khác như soda và nước trái cây. Sự hoán đổi đơn giản này có thể giúp người muốn giảm cân cắt giảm lượng calo trong suốt cả tuần.

Giải rượu hiệu quả

Nếu vô tình uống quá nhiều rượu vào buổi tối say sưa hôm trước, khi thức dậy, cơ thể sẽ cảm thấy mất nước, lừ đừ, mệt mỏi vào ngày hôm sau. Lúc này, một mẹo nhỏ để giải rượu là dự trữ nước dừa trong tủ lạnh. Đây là một cách giúp bổ sung những chất điện giải mà đồ uống có cồn đã làm cạn kiệt và có thể là một biện pháp làm dịu cơn khát tuyệt vời.

Người sắp làm phẫu thuật cần tránh sử dụng nước dừa trong 2 tuần.

Ai không nên uống nước dừa?

Người có thể trạng âm hàn

Nước dừa không phải là sự lựa chọn tốt với người có thể trạng âm hàn (tay chân dễ bị lạnh). Lý do, nước dừa tính mát, uống quá nhiều sẽ gây mất cân bằng "âm dương" của các hoạt động trao đổi chất, làm suy nhược cơ thể và đuối sức.

Phụ nữ mang thai ba tháng đầu

Ba tháng đầu thai kỳ, bào thai thường chưa bám chắc vào thành tử cung của mẹ. Do đó, thai phụ uống nước dừa có tính hàn sẽ làm lạnh cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai.

Hội chứng ốm nghén trong giai đoạn này có thể trở nên trầm trọng hơn bởi uống nước dừa thường xuyên sẽ gây đầy bụng và rối loạn tiêu hóa.

Người vừa đi nắng về

Sau khi hoạt động hay làm việc ngoài trời nắng trở vào nhà, không nên uống ngay nước dừa. Tốt nhất hãy ngồi nghỉ, để thân nhiệt ổn định trở lại rồi mới uống với liều lượng vừa phải.

Người mắc bệnh về thận

Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Thông thường, kali được bài tiết qua nước tiểu nếu nồng độ kali trong máu quá cao. Nhưng nếu thận không hoạt động bình thường, quá trình bài tiết kali qua nước tiểu sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, người bị bệnh thận mạn tính hoặc đang dùng thuốc nên thận trọng.

Người bị hội chứng ruột kích thích

Nước dừa cũng chứa nhiều carbohydrate có thể gây ra hoặc làm trầm trọng các triệu chứng tiêu hóa ở những người bị hội chứng ruột kích thích.

Người bị xơ nang

Theo Phòng khám Mayo Clinic (Mỹ), xơ nang là một bệnh di truyền gây tổn thương nghiêm trọng đến phổi, hệ tiêu hóa và các cơ quan khác trong cơ thể.

Xơ nang có thể làm giảm nồng độ muối trong cơ thể. Một số người bị xơ nang cần uống nước hoặc thuốc để tăng lượng muối (natri). Nước dừa chứa lượng natri còn thấp hơn nước lọc, nhưng lại chứa quá nhiều kali có thể làm giảm hơn nữa lượng muối vốn đã rất thiếu ở người bị xơ nang.

Vận động viên

Nếu uống để bù nước ngay sau khi tập luyện, thì nên uống nước lọc. Bởi vì lượng natri trong nước lọc còn nhiều hơn trong nước dừa.

Người dễ bị dị ứng

Những người có cơ địa dị ứng với hạt cũng có thể bị dị ứng với nước dừa. Vì vậy, những người dễ bị dị ứng nên tránh xa nước dừa.

Người đang sắp làm phẫu thuật

Nước dừa có thể can thiệp vào việc kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng nước dừa ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Không nên uống trước khi đi ngủ

Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng, chúng ta cần ngủ sâu 6-8 tiếng. Trước khi đi ngủ uống nhiều nước dừa thì chu trình này sẽ bị gián đoạn. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để uống nước dừa là buổi sáng hoặc buổi chiều.

Uống quá nhiều nước dừa một ngày gây sẽ nên mất cân bằng điện giải nghiêm trọng.

Tác dụng phụ của nước dừa khi uống quá nhiều

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt nhất chỉ dùng 1 trái dừa mỗi ngày, 2-3 trái dừa mỗi tuần, khoảng 500 ml một lần. Nếu uống quá liều lượng trên, người dùng khả năng mắc một số tác dụng phụ, như sau:

Hạ huyết áp

Nước dừa được đánh giá là thức uống bổ sung nguồn kali khá dồi dào - một trong những dưỡng chất cần thiết với người bệnh cao huyết áp. Nhưng nếu uống quá nhiều nước dừa, có thể dẫn tới tình trạng dư thừa kali, làm hạ huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

Đầy bụng

Khi uống lượng lớn nước dừa cùng một lúc, bạn sẽ bị chứng đầy hơi. Lúc này, trong dạ dày tích tụ nhiều nước, bụng sẽ căng lên, gây khó chịu.

Nguy cơ tăng đường huyết

Theo phân tích dinh dưỡng, trong khoảng 100ml nước dừa chứa khoảng 5g chất đường bột. Do vậy, với người đang điều trị bệnh tiểu đường, nên kiểm soát lượng nước dừa uống hàng ngày, nhằm phòng ngừa nguy cơ tăng đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng.

Mất cân bằng chất điện giải

Mất cân bằng chất điện giải, hay còn gọi rối loạn điện giải, xảy ra do nồng độ kali và natri trong máu tăng lên hoặc hạ xuống vượt mức an toàn. Việc uống nước dừa liên tục sẽ làm biến động hai chỉ số này trong máu, tốc độ lưu thông máu đến tim chậm, khiến nhịp tim không ổn định và nguy hiểm hơn là tim có thể ngừng đập.

Tăng áp lực cho thận

Bạn sẽ nhận thấy rằng khi uống nhiều nước dừa, số lần tiểu tiện sẽ tăng lên với tần suất lớn hơn. Hiện tượng này có thể khiến thận phải "gắng sức" làm việc để bài tiết, các tế bào nhu mô thận sẽ sưng phồng tạm thời. Nếu hiện tượng này kéo dài, chức năng thận có thể suy giảm.

Cùng chuyên mục

Nhiều nguy cơ dịch bệnh lúc chuyển mùa
Trong thời gian chuyển mùa và sau bão lụt, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là ở học sinh tăng cao, với một số bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, thủy đậu, đau mắt đỏ, ho gà, tay chân miệng... và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Sự thật bất ngờ về đồ ngọt và ung thư
Theo công bố của các nhà nghiên cứu tại Đại học Paris, Pháp trong "Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ", việc tiêu thụ nhiều đường và nguy cơ ung thư có liên quan đến nhau.
Xử lý triệt để ổ dịch bệnh truyền nhiễm, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực bão lụt
Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra mưa lớn, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Để tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trước, trong và sau bão, mưa lũ, Bộ Y tế đã hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý môi trường.

Tin mới