Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 15/05/2024 07:49 (GMT+7)

Những sai lầm tai hại khi uống nước dừa có thể bạn chưa biết

Theo dõi GĐ&PL trên

Những ngày nóng bức, nước dừa là thức uống phổ biến và được nhiều người yêu thích. Vậy sẽ ra sao nếu bạn uống nước dừa thường xuyên?

Nước dừa là loại đồ uống vô cùng phổ biến vào ngày hè nóng nực và được nhiều người yêu thích. Không chỉ ngon ngọt, tươi mát, có tác dụng giải khát tốt, nước dừa còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và giúp làm đẹp da. Vì thế mà trong mùa hè, không ít người có thói quen uống nước dừa hằng ngày.

Những sai lầm tai hại khi uống nước dừa có thể bạn chưa biết Ảnh 1

Nước dừa thanh mát, giúp giải nhiệt, rất tốt cho hệ tiêu hóa và cải thiện một số vấn đề về đường ruột: giúp nhuận tràng, chống táo bón, giúp bù nước, hỗ trợ điều trị tiêu chảy.

Chất cytokinin có trong nước dừa giúp điều chỉnh quá trình lão hóa của tế bào da, làm cân bằng độ pH và tăng độ ẩm cho da. Nước dừa còn có chứa các chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào chống lại các gốc tự do gây hại giúp ngăn chặn và đẩy lùi quá trình lão hóa.

Uống nước dừa có thể hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp. Hàm lượng kali và magie cao trong nước dừa còn giúp duy trì sức khỏe, ổn định hoạt động của tim, cải thiện lưu lượng máu và tăng tính đàn hồi của mạch máu.

Những sai lầm tai hại khi uống nước dừa có thể bạn chưa biết Ảnh 2

Không chỉ thế, uống đủ lượng nước dừa theo khuyến cáo của bác sĩ có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận.

Bên cạnh đó, Kali và các enzym trong nước dừa giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một cốc nước dừa 200ml chỉ chứa khoảng 37 kcal. Nước dừa giúp hạn chế cảm giác thèm ăn, bù nước bù khoáng trong lúc luyện tập.

Những sai lầm tai hại khi uống nước dừa có thể bạn chưa biết Ảnh 3

Tuy nhiên, các loại thức uống cũng có “thời điểm vàng” để tiêu hóa và không phải uống lúc nào cũng tốt. Không nên uống nước dừa mỗi ngày. Nên uống từ 2-3 trái dừa mỗi tuần là tốt nhất. Việc lạm dụng nước dừa sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như: hạ huyết áp, đầy bụng, tăng áp lực cho thận, ảnh hưởng tim mạch, mất cân bằng điện giải...

Không nên uống nước dừa vào thời điểm này:

Ngay sau khi đi nắng về

Sau khi đi ngoài trời nắng nóng về, chúng ta ai cũng muốn ngay lập tức uống nước để giải nhiệt giải khát. Tuy nhiên uống nước dừa ngay sau khi vừa ở dưới trời nắng, nhiệt độ cơ thể cao rất dễ gây sốc nhiệt, trúng gió.

Ngay sau khi luyện tập thể thao

Sau khi vừa luyện tập thể thao hoặc vận động mạnh, cơ thể vẫn còn đang mệt mỏi, chúng ta cũng không nên uống nước dừa. Nếu uống nước dừa vào thời điểm này có thể khiến chân tay ủ rũ, giảm sự dẻo dai, nhanh nhạy.

Những sai lầm tai hại khi uống nước dừa có thể bạn chưa biết Ảnh 4

Thay vào đó, chúng ta nên đợi 30 phút sau khi luyện tập thể thao, lao động nặng nhọc hãy uống nước dừa. Bạn cũng có thể uống 30 phút trước khi tập để tận dụng được chất điện giải tốt nhất trong thức uống này.

Cùng chuyên mục

Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
Đây là khẳng định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chiều 17/4 khi cung cấp thông tin tới báo chí sau vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
Bộ Y tế “tuýt còi” mỹ phẩm của Hana HP Group
Hai sản phẩm mỹ phẩm do Công ty Cổ phần Hana HP Group phân phối chính thức bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc. Bộ Y tế xác định các sản phẩm ghi nhãn công dụng không đúng với hồ sơ công bố, tiềm ẩn nguy cơ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Tin mới

Vingroup khởi công siêu đô thị ESG hàng đầu thế giới Vinhomes Green Paradise
Ngày 19/4/2025 – Chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Với quy mô 2.870 ha và lợi thế sinh thái đặc biệt, dự án có tầm nhìn trở thành khu đô thị ESG hàng đầu thế giới, thể hiện đẳng cấp về ESG của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
Người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Vừa qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, quảng cáo, phân phối nhiều loại sữa giả; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra lo lắng, bất an vì đã lỡ mua, sử dụng các sản phẩm sữa và thuốc chữa bệnh này. Vậy, người mua phải sữa giả, thuốc chữa bệnh giả cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?