Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 05/06/2023 16:18 (GMT+7)

7 lời khuyên để quản lý tiền khi đi du lịch

Theo dõi GĐ&PL trên

Kiểm soát và quản lý tiền trong mỗi chuyến du lịch để đảm bảo không bị mất hoặc tiêu xài quá đà, bạn có rất nhiều cách. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng, các cách đó vẫn có thể chứa không ít rủi ro.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn bắt buộc phải trở thành 1 người có nhiều kinh nghiệm để kiểm soát tiền nong của mình trong các chuyến đi tiếp theo. Nhưng, tất cả những gì bạn cần rất có thể là 1 danh sách bao gồm 7 mẹo để sắp xếp và quản lý tiền khi đi du lịch được gợi ý ngay trong bài viết này!

7 lời khuyên để quản lý tiền du lịch của bạn - Ảnh 1.

1. Tìm hiểu cách người dân địa phương sử dụng tiền của họ

Bạn nên bắt tay vào việc tìm hiểu kỹ về (các) điểm đến để biết rõ về tỷ giá hối đoái, tính khả dụng của thẻ ATM, giờ mở cửa của các ngân hàng nước ngoài, v.v. Diễn đàn du lịch là nơi tuyệt vời để tìm hiểu về cách giải quyết các vấn đề về tiền bạc tại những địa điểm cụ thể.

Ví dụ: nếu bạn không lấy tiền từ máy ATM ở một số khu vực (ví dụ: Gabon ở Tây Phi) thật nhanh, máy có thể hút tiền ngược lại ngay!

Bất kể bạn đang hướng tới đâu, hãy luôn khôn ngoan khi biết bạn có thể gặp phải những vấn đề gì và làm thế nào để luôn đi trước một bước. Cố gắng đừng để khi vấn đề xảy ra rồi mới cuống cuồng tìm cách xử lý.

2. Tiền mặt thường tiện lợi

Sẽ rất hữu ích nếu bạn có sẵn một ít tiền địa phương trong túi khi bạn đến một quốc gia mới. Số tiền này không cần quá nhiều, chỉ cần đủ để trả cho các bữa ăn, taxi và các chi phí tức thời khác là được.

Nếu đi vào cuối tuần, bạn có thể mang theo nhiều hơn một chút, đề phòng các ngân hàng địa phương đóng cửa.

Ngoài ra, bạn đừng mua ngoại tệ từ một người bán hàng rong ở bất cứ nơi nào trên thế giới đề phòng đổi phải tiền giả. Đây thực sự không phải trải nghiệm đáng để bạn mạo hiểm.

7 lời khuyên để quản lý tiền du lịch của bạn - Ảnh 2.

3. Rút tiền mặt bằng thẻ ghi nợ

Thẻ ghi nợ là một trong những cách đơn giản và thuận tiện nhất để nhận tiền mặt địa phương ở nước ngoài. Vì các giao dịch ATM nước ngoài được rút trực tiếp từ tài khoản của chính bạn nên bạn không bị tính lãi khi rút tiền mặt.

Tuy nhiên, bạn sẽ phải trả một vài khoản phí phát sinh, chẳng hạn như: phí chuyển đổi tiền tệ và có thể là phí rút tiền ATM địa phương. Vì vậy, nếu bạn nghiêm túc về việc tiết kiệm, bạn nên tìm kiếm một ngân hàng có chi phí chuyển đổi tiền tệ thấp nhất.

Ngoài ra, hãy đảm bảo chỉ sử dụng thẻ ghi nợ của bạn khi ngân hàng mở cửa. Bằng cách đó, nếu không may máy rút tiền nuốt thẻ một cách khó hiểu, bạn sẽ có thể khôi phục thẻ nhanh hơn.

4. Đừng lạm dụng thẻ tín dụng của bạn

Thẻ tín dụng có thể cực kỳ hữu ích để thanh toán trong khi đặt phòng khách sạn và săn các phần thưởng khi đi du lịch. Tuy nhiên, trừ khi cần thiết, đừng bao giờ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng của bạn.

Các nhà cung cấp thẻ tín dụng hầu hết đều tính phí chuyển đổi tiền tệ cũng như phí rút tiền mặt khi rút tiền. Trên hết, lãi suất thẻ tín dụng của bạn sẽ tăng lên khi bạn rút tiền.

5. Tiết kiệm phí với thẻ du lịch

Mang theo tiền mặt đôi lúc không an toàn và khá bất tiện vì ở một số nước có quy định định về số tiền tối đa được mang theo nhưng đây vẫn là lựa chọn ưu tiên hiện nay, đơn giản vì thanh toán bằng thẻ ngân hàng thường bị tính từ 3% - 4% phí chuyển đổi ngoại tệ.

Có nghĩa là, nếu mua một món đồ ở nước ngoài trị giá 200 USD thì sẽ tốn thêm gần 8 USD (tương đương 170.000 đồng) phí chuyển đổi ngoại tệ. Tương tự với việc đặt phòng khách sạn và mua vé máy bay, con số tăng cao đáng kể lên đến hàng triệu đồng nếu đặt phòng và mua vé cho cả nhóm.

Rất nhiều ngân hàng và cửa hàng đổi tiền cung cấp thẻ du lịch. Vì vậy, nếu bạn đã theo dõi tỷ giá hối đoái và biết được khi nào tỷ giá xuống thấp, bạn có thể mua tất cả số tiền dự tính được sử dụng cho kỳ nghỉ của mình. Bạn cũng có thể bớt căng thẳng hơn về hành vi trộm cắp, bởi vì nhiều nhà cung cấp sẽ chỉ cần khoá thẻ du lịch của bạn nếu nó bị mất hoặc bị đánh cắp.

Nếu bạn giỏi lên kế hoạch trước, thì những thẻ này thường là một cách chi tiêu thông minh để sử dụng.

7 lời khuyên để quản lý tiền khi đi du lịch - Ảnh 3.

6. Không để bị mắc bẫy phí chuyển đổi ngoại tệ linh động

Chuyển đổi tiền tệ động (DCC) về cơ bản là khi một cửa hàng, khách sạn, công ty lữ hành, nhà hàng hoặc cơ sở ở nước ngoài khác đề nghị tính phí thẻ của bạn bằng đô la Úc thay vì đồng nội tệ (là tiêu chuẩn).

Khi thực hiện giao dịch ở nước ngoài bằng tiền mặt hoặc thẻ, nếu được hỏi "Anh/chị có muốn thanh toán bằng Việt Nam Đồng (hoặc USD) không?", bạn nên từ chối và yêu cầu trả bằng đơn vị tiền tệ của nước sở tại. Việc thanh toán bằng Việt Nam Đồng hay USD thoạt nghe thì có vẻ tiện lợi, nhưng thực ra bạn sẽ tốn thêm một khoản phí chuyển đổi ngoại tệ linh động (dynamic currency conversion) không hề nhỏ.

Vì thế, hãy luôn thanh toán bằng nội tệ khi đi du lịch. Đồng thời, hãy lưu ý luôn yêu cầu thanh toán bằng tiền địa phương và kiểm tra kỹ hoá đơn trước khi ký tên xác nhận.

7 lời khuyên để quản lý tiền khi đi du lịch - Ảnh 4.

7. Nếu bạn đang sử dụng thẻ của chính mình, hãy cho ngân hàng của bạn biết

Trước khi đi du lịch nước ngoài, hãy cho nhà cung cấp thẻ của bạn biết bạn sẽ đi đâu. Bằng cách này, bạn có thể khoá thẻ ngay lập tức nếu phát sinh những giao dịch đáng ngờ.

Nếu có thể, hãy thử mang theo một thẻ dự phòng, cho dù thẻ đó được gắn vào cùng một tài khoản ngân hàng ở nhà hay một tài khoản riêng. Bằng cách đó, nếu một cái bị mất, bạn sẽ không phải loay hoay tìm giải pháp.

Cùng chuyên mục

Tiếp tục mở rộng chính sách miễn visa để du lịch Việt Nam "cất cánh"
Ngày 15/2, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, trong đó yêu cầu nghiên cứu đề xuất chính sách miễn thị thực cho công dân một số nước phù hợp với tình hình mới và quan hệ hợp tác song phương. Các chuyên gia du lịch đánh giá, việc tiếp tục mở rộng chính sách miễn thị thực sẽ có lợi cho du lịch Việt Nam phát triển.

Tin mới

Đến hết ngày 31/3 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị xử lý
Bộ Công thương vừa ban hành các văn bản bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Công thương các tỉnh, thành phố; các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ để hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, cơ quan liên quan xác định đối tượng, tổ chức thực hiện để bảo đảm quyền lợi cho người dân được hưởng chính sách bảo hiểm y tế (BHYT).