7 cách chữa lành khi bố mẹ và con mâu thuẫn
Các chuyên gia tâm đã tìm ra một số cách để bố mẹ có thể học cách thay đổi chính mình, dạy con ngoan ngoãn hơn.
Nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng quá lớn, phàn nàn và đòi hỏi trẻ trở thành người hoàn hảo, điều này vô tình ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ khi trưởng thành, khiến trẻ mất đi sự tự tin, ý kiến và quan điểm riêng.
Thực tế, phương pháp giáo dục này được xem là tiêu cực, vì vậy đôi khi bố mẹ cũng cần được chữa lành. Với những lời khuyên đúng đắn, sự chữa lành có thể giúp bố mẹ tái thiết hình ảnh tích cực của mình trong mắt con.
Các chuyên gia tâm đã tìm ra một số cách để bố mẹ có thể học cách hiểu hoàn cảnh và khôi phục cuộc sống gia đình tốt đẹp.
Hãy để trẻ làm hài lòng chính bản thân mình
Thực tế, đứa trẻ có thể phản kháng lại những nguyên tắc mà bố mẹ đã thiết lập, nếu nó không phù hợp. Điều này là một phần tự nhiên của quá trình phát triển, khi trẻ bắt đầu khám phá và xây dựng ý thức về bản thân.
Vì vậy, cách tốt nhất là bố mẹ nên dạy trẻ cách làm hài lòng chính bản thân mình, tự tin với suy nghĩ và chính kiến riêng. Thay vì áp đặt quá nhiều quy tắc và kỳ vọng, hãy khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến và cách nhìn riêng. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tự tin, tư duy độc lập và khả năng quản lý bản thân.
Xây dựng lại quan điểm riêng cho trẻ
Sự nghiêm khắc của bố mẹ đôi khi khiến trẻ không biết cách thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách lành mạnh. Trong một môi trường như vậy, trẻ dễ bị lạc lối, khi có một giọng nói mạnh mẽ khác mà áp đặt ý kiến lên trẻ.
Để giúp trẻ thoát khỏi tình huống đó, bố mẹ nên khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến với một người mà trẻ có thể tin tưởng, chẳng hạn như một người bạn đáng tin cậy hoặc một thành viên khác trong gia đình. Bằng cách tạo cơ hội cho trẻ được thảo luận, chia sẻ quan điểm của mình với những người khác, trẻ có thể nhận được sự hỗ trợ và khám phá các quan điểm khác nhau.
Điều này không chỉ giúp trẻ tự tin hơn trong việc bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình, mà còn đem lại cho trẻ một cái nhìn rộng hơn về thế giới, khả năng xây dựng quan hệ tương đồng và tôn trọng ý kiến người khác. Đồng thời, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác cũng giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, xây dựng các mối quan hệ tương tác tích cực trong cuộc sống.
Dừng việc chỉ trích trẻ
Nếu trẻ bị lạm dụng, phớt lờ hoặc chỉ trích khi còn nhỏ, trong tâm trí đã quen với việc tự đánh giá một cách khắc nghiệt. Thường thì chúng ta dễ bị mắc kẹt trong những thông điệp tàn nhẫn từ người khác, nhưng trẻ vẫn có thể thay đổi suy nghĩ của mình và xây dựng một cách tích cực.
Một cách để giúp trẻ vượt qua tình trạng này là đưa trẻ đi dạo, ghé thăm những địa điểm yêu thích hoặc thực hiện những hoạt động mà trẻ thích. Những trải nghiệm tích cực này có thể giúp trẻ cảm nhận sự vui vẻ và hiệu quả của việc tự yêu thương và chăm sóc bản thân.
Đồng thời, cũng giúp trẻ nhận ra rằng trải qua những khoảnh khắc tốt đẹp và thú vị, là quan trọng để duy trì sự cân bằng và hạnh phúc trong cuộc sống.
Đặt ra ranh giới và thực thi chúng
Khi trẻ thiết lập ranh giới rõ ràng, sẽ hạn chế cách người khác đối xử với trẻ, đồng thời tạo ra không gian cảm xúc trong mối quan hệ bố mẹ và con cái.
Để đạt được điều này, bố mẹ nên thiết lập ranh giới với trẻ và hướng dẫn con quyết định những việc không nên và nên làm. Đồng thời, bố mẹ cần suy nghĩ trước nếu có điều gì mà trẻ không muốn chia sẻ và tôn trọng quyết định đó.
Mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái nên được xây dựng trên sự tôn trọng. Điều này đặc biệt quan trọng khi có người đối xử tệ bạc với trẻ.
Ban đầu, trẻ có thể không thoải mái khi thiết lập ranh giới và diễn đạt cho bố mẹ biết cách mình muốn được đối xử thế nào. Tuy nhiên, qua thời gian và sự hỗ trợ từ bố mẹ, trẻ sẽ dần dần học cách tự tin và khéo léo đặt ra ranh giới, đồng thời biết cách truyền đạt mong muốn của mình một cách tự tin.
Cố gắng không ở gần những người độc hại khác
Lớn lên với những bậc bố mẹ quá nghiêm khắc, khiến trẻ bỏ lỡ sự nuôi dưỡng, sự ấm áp và tình yêu thương. Điều này cũng vô tình đẩy trẻ đến gần những người có cùng tần số cảm xúc đó.
Vì vậy, ngoài việc bố mẹ chữa lành chính mình, hãy hướng dẫn trẻ không ở gần những người độc hại khác.
Hiểu rằng buông bỏ là được
Lòng trung thành đôi khi có thể cản trở việc trẻ bảo vệ bản thân và tạo ra một môi trường không an toàn. Buông bỏ những điều không tốt trước đây có vẻ như là quyết định khó khăn nhất, nhưng thực tế đó lại là một quyết định vô cùng quan trọng để tạo ra một môi trường hỗ trợ và yêu thương cho trẻ.
Bản chất của chúng ta là kết nối, và bố mẹ cùng trẻ có thể thông qua việc buông bỏ, xây dựng lại suy nghĩ tích cực về nhau. Điều này có thể bao gồm việc bố mẹ nắm bắt và hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn của trẻ, và trẻ cũng cảm nhận được sự chấp nhận, ủng hộ từ bố mẹ.
Đừng chia sẻ mọi thứ với ai
Sự tin tưởng là yếu tố then chốt cho một mối quan hệ bền chặt và lành mạnh, nhưng thông tin cá nhân chỉ nên được chia sẻ với những người đáng tin cậy.
Vì vậy, bố mẹ có vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ nhận biết những điều muốn chia sẻ và tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Hãy khuyến khích trẻ tự đặt câu hỏi cho chính mình trước khi cởi mở với người khác, chẳng hạn như "Liệu điều này có làm trẻ cảm thấy không an toàn?" hoặc "Người mà trẻ muốn chia sẻ thông tin này có đáng tin cậy không?".
Bố mẹ cần tạo ra một môi trường an toàn, cởi mở thảo luận với trẻ về việc bảo vệ thông tin cá nhân. Điều này bao gồm việc giải thích cho trẻ về những nguy cơ, hậu quả có thể xảy ra khi thông tin cá nhân rơi vào tay những người không đáng tin cậy