6 sai lầm mà các bà nội trợ thường mắc phải khi dùng thớt, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Thớt gỗ là dụng cụ quen thuộc trong bất kỳ căn bếp nào và nếu mắc phải 1 trong 6 sai lầm sau đây, chị em đang vô tình rước bệnh vào người!
Cùng đọc bài viết này để nằm lòng những điều cần tránh khi sử dụng thớt. Bệnh tật có thể chưa ghé thăm ngay lập tức, nhưng về lâu về dài, nếu chị em mắc phải 6 sai lầm này, sức khỏe chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
1. Không chọn loại gỗ tốt
Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn. Tuy nhiên, chúng lại có nhược điểm là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục.
Do đó, khi chọn mua thớt, bạn nên chọn loại gỗ có độ đàn hồi cao và tốt, không dễ bị cong vênh hoặc mục. Không nên vì tiếc tiền mà chọn những loại gỗ rẻ, thớt có nhãn mác hoặc nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm không rõ ràng.
Ngoài ra, chị em cũng không chọn những chiếc thớt có bề mặt phủ lớp màu, vì đây là cách để nhà sản xuất che giấu các vết nứt hoặc thấm mốc bên dưới.
2. Sử dụng thớt đã có nhiều vết nứt
Nhiều người thích sử dụng thớt đã dùng lâu năm, bởi sự thuận tiện, quen tay, tuy nhiên những vết rạn nứt trên thớt chính là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy, thớt sử dụng khoảng 2 năm thì nên thay mới.
3. Cắt thịt và rau trên cùng một chiếc thớt
Bạn nên có những chiếc thớt dành riêng để thái thịt, và những chiếc dành riêng cho rau củ quả để tránh lây nhiễm chéo. Hãy xem xét một hệ thống mã hóa màu sắc, ví dụ thớt nhựa màu đỏ cho thịt sống và màu xanh lá cây cho rau. Nếu bạn thích thớt gỗ, sử dụng loại có mã màu (loại không bị trôi màu dưới nước) khác nhau cho mỗi mục đích.
4. Cho thớt vào máy rửa bát
Cho dù bạn dùng thớt gỗ hay thớt nhựa cũng không nên cho chúng vào máy rửa bát, nơi chúng tiếp xúc lâu với nhiệt và nước, có thể gây cong vênh và nứt. Thay vào đó, chà sạch thớt của bạn trong nước rửa chén và tráng lại bằng nước sạch.
Nếu bạn muốn được an toàn hơn (như sau khi thái thịt sống), ngâm thớt trong một hỗn hợp gồm 1 phần giấm 4 phần nước trước khi làm sạch.
5. Dùng thớt làm bằng kính, đá cẩm thạch, hoặc Corian
Những thớt được trang trí rất đẹp và có vẻ bền, nhưng thật ra những vật liệu này sẽ làm hỏng dao của bạn với tốc độ đáng kinh ngạc. Thêm vào đó, chúng thực sự trơn trượt và khó để bạn thái rau, củ hay thái thịt.
6. Dùng thớt quá nhỏ
Bạn nên dùng những chiếc thớt có kích thước lớn một chút, cung cấp cho mình không gian rộng rãi trong khi bạn đang cắt thực phẩm để thực phẩm không bị rơi ra ngoài. Để chắc chắn rằng thớt của bạn đủ lớn, hãy đặt con dao của bạn theo đường chéo trên thớt. Nếu chiều dài của con dao dài hơn thớt, hãy tăng kích thước, diện tích bề mặt của thớt nên lớn hơn con dao vài cm.
MT.