Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 27/08/2023 07:55 (GMT+7)

5 mẹo đối phó nhanh với cơn giận giữ của trẻ, con ngoan nghe lời ngay

Theo dõi GĐ&PL trên

Dưới đây là một số cách để bố mẹ giúp trẻ vượt qua cơn giận, biết làm chủ cảm xúc theo hướng tích cực.

5 mẹo đối phó nhanh với cơn giận giữ của trẻ, con ngoan nghe lời ngay - 1

Trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện khả năng giao tiếp và diễn đạt cảm xúc của mình, vì vậy đôi khi không thể diễn đạt ý kiến, mong muốn hoặc sự không hài lòng, bản thân có thể tỏ ra tức giận như một cách để thu hút sự chú ý.

Trong một số trường hợp, sự thay đổi trong lịch trình, môi trường mới, quy tắc mới hay sự thay đổi trong quan hệ xã hội có thể gây ra sự bối rối và căng thẳng cho trẻ, dẫn đến cơn giận.

Do đó, trẻ cần được hướng dẫn và hỗ trợ để học cách quản lý và điều chỉnh cảm xúc của mình một cách tích cực. Dưới đây là một số cách để bố mẹ giúp trẻ vượt qua cơn giận, biết làm chủ cảm xúc theo hướng tích cực.

5 mẹo đối phó nhanh với cơn giận giữ của trẻ, con ngoan nghe lời ngay - 2

Xác định nguyên nhân cơn giận

Để giải quyết hiệu quả tình trạng cơn giận dữ của trẻ, trước hết, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra những cơn giận dữ đó. Có nhiều yếu tố có thể góp phần tạo nên những vấn đề cảm xúc của trẻ, bao gồm cảm giác đói, mệt mỏi, đau đớn hoặc biến động cảm xúc. Khi trẻ bộc lộ sự giận dữ, quan trọng là bố mẹ giữ được lòng kiên nhẫn lắng nghe, để hiểu được những nhu cầu thực sự đang tồn tại trong trẻ.

Đôi khi, trẻ có thể không biết cách diễn đạt cảm xúc một cách rõ ràng hoặc không hiểu rõ nguyên nhân gây ra sự tức giận của mình. Trong trường hợp này, bố mẹ nên tạo ra một môi trường an toàn và chấp nhận cho trẻ để họ có thể tự do thể hiện cảm xúc của mình.

Ngoài việc lắng nghe, bố mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách để xử lý và quản lý cơn giận dữ một cách hiệu quả. Điều này có thể bao gồm việc hướng dẫn trẻ tìm hiểu về các cảm xúc của mình, dùng từ ngữ phù hợp để diễn đạt cảm xúc.

5 mẹo đối phó nhanh với cơn giận giữ của trẻ, con ngoan nghe lời ngay - 3
5 mẹo đối phó nhanh với cơn giận giữ của trẻ, con ngoan nghe lời ngay - 4

Thiết lập các quy tắc và ranh giới rõ ràng

Để hướng dẫn trẻ thể hiện cảm xúc một cách hiệu quả, bố mẹ cần thiết lập những quy tắc và ranh giới rõ ràng. Trong quá trình này, hãy truyền đạt cho trẻ hiểu rằng nổi cơn thịnh nộ không phải là cách thích hợp để biểu đạt cảm xúc.

Khi trẻ tức giận, có thể dễ dàng mất kiểm soát và thể hiện hành vi không thích hợp. Bằng cách thiết lập các quy tắc và ranh giới rõ ràng, bố mẹ cũng cấp trẻ một khung cảnh an toàn và định hình được những hành vi chấp nhận được. Trẻ sẽ biết rằng có những hành vi nào là không được chấp nhận trong quá trình tức giận. Điều này giúp trẻ cảm thấy an tâm và tự tin hơn trong việc xử lý cảm xúc của mình.

Trẻ cũng sẽ học cách nhận ra dấu hiệu tức giận, tự nhìn vào quy tắc đã được thiết lập để tìm cách xử lý cảm xúc một cách tích cực và đúng đắn.

Khi có quy tắc rõ ràng, bố mẹ hoặc người chăm sóc cũng có thể dựa vào đó đối xử với trẻ một cách công bằng và đồng nhất. Điều này giúp trẻ cảm thấy được đối xử công bằng và không bị thiên vị,xây dựng lòng tin, sự ổn định trong quan hệ gia đình.

5 mẹo đối phó nhanh với cơn giận giữ của trẻ, con ngoan nghe lời ngay - 5
5 mẹo đối phó nhanh với cơn giận giữ của trẻ, con ngoan nghe lời ngay - 6

Hướng dẫn và tạo cho con hình mẫu về cảm xúc tích cực

Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ diễn tả sự thất vọng bằng cách nói "Con cảm thấy buồn vì không được làm điều đó" hoặc biểu đạt sự tức giận bằng cách nói "Con cảm thấy tức giận vì điều này không công bằng".

Bằng việc làm gương, bố mẹ đang giúp con học cách kiểm soát cảm xúc của mình theo hướng tích cực. Khi trẻ thấy bố mẹ biểu lộ sự kiên nhẫn, thấu hiểu và khả năng tìm giải pháp trong các tình huống khó khăn, trẻ cũng sẽ học theo và phát triển những kỹ năng tương tự.

Quan trọng nhất, bố mẹ cần tạo ra một môi trường gia đình nơi mà trẻ cảm thấy an toàn và tự tin để thể hiện cảm xúc của mình. Bằng cách lắng nghe một cách chân thành, khuyến khích và tôn trọng cảm xúc của con, đầy yêu thương và hỗ trợ, giúp trẻ cái phát triển các kỹ năng quản lý cảm xúc, xây dựng một tư duy tích cực.

5 mẹo đối phó nhanh với cơn giận giữ của trẻ, con ngoan nghe lời ngay - 7
5 mẹo đối phó nhanh với cơn giận giữ của trẻ, con ngoan nghe lời ngay - 8

Xây dựng cầu nối giao tiếp và lắng nghe

Việc giao tiếp và lắng nghe tốt là chìa khóa để truyền tải cảm xúc của trẻ. Khi trẻ trải qua cơn thịnh nộ, bố mẹ nên dành thời gian lắng nghe và hiểu rõ cảm giác đó, đồng thời cố gắng bình tĩnh và tử tế nhất có thể. Quan trọng nhất, bố mẹ cho trẻ biết rằng ý kiến và cảm xúc của mình được coi trọng.

Trong quá trình này, hãy sử dụng ngôn từ tích cực và khích lệ trẻ thể hiện cảm xúc của mình một cách tự do. Hãy khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến và cảm xúc của mình một cách tự tin và không sợ bị phản đối hay bị coi thường.

Đồng thời, nhìn nhận ý kiến ​​của trẻ là một phần quan trọng trong quá trình giao tiếp và giúp con phát triển lòng tự trọng, khả năng thể hiện ý kiến của riêng mình.

5 mẹo đối phó nhanh với cơn giận giữ của trẻ, con ngoan nghe lời ngay - 9
5 mẹo đối phó nhanh với cơn giận giữ của trẻ, con ngoan nghe lời ngay - 10

Ghi nhận và khen thưởng

Để trẻ phát triển khả năng kiểm soát và thể hiện cảm xúc tích cực, bố mẹ có thể sử dụng phương pháp khen thưởng.

Khi bố mẹ ghi nhận và khen thưởng những hành động tích cực của trẻ, là đang tạo ra động lực, khích lệ để trẻ tiếp tục phát triển, thể hiện những hành vi tốt hơn. Từ đó, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn trong việc học tập và phát triển lành mạnh.

Trẻ cũng sẽ cảm thấy có giá trị và tin rằng bản thân có thể đạt được những thành công khác trong tương lai. Đồng thời, khuyến khích sự tự giác và động lực bên trong trẻ để tự cố gắng và phấn đấu hơn.

5 mẹo đối phó nhanh với cơn giận giữ của trẻ, con ngoan nghe lời ngay - 11

Cùng chuyên mục

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.