Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 28/10/2023 06:33 (GMT+7)

05 ngôn ngữ được sử dụng trên ứng dụng VssID

Theo dõi GĐ&PL trên

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa bổ sung ngôn ngữ tiếng Nhật cho ứng dụng VssID-BHXH số.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo BHXH Việt Nam, việc hỗ trợ thêm ngôn ngữ tiếng Nhật nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm và sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng giao dịch với cơ quan BHXH.

Hiện, cả nước có hơn 2.100 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam với số lao động tham gia BHXH là hơn 547.000 người.

Trước đó, ứng dụng VssID hỗ trợ 04 ngôn ngữ, gồm: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn. Như vậy, hiện nay, người dùng có thể sử dụng 05 ngôn ngữ phổ biến trên ứng dụng số này.

Ứng dụng VssID được ngành BHXH đưa vào sử dụng từ cuối năm 2020, hiện đã có hơn 32 triệu người đăng ký, cài đặt, sử dụng. Cùng với việc hoàn thiện tính năng đa ngôn ngữ, các cơ quan chức năng đã cung cấp 07 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VssID. Đáng chú ý, người dùng có thể kết nối, tích hợp tài khoản VNeID (tài khoản định danh điện tử) với ứng dụng VssID để sử dụng nhiều tiện ích, thực hiện nhiều giao dịch.

Đến thời điểm này, tiện ích được nhiều người tiếp cận, sử dụng bậc nhất là dùng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID hoặc VNeID để khám, chữa bệnh BHYT thay cho thẻ bằng giấy. Hiện, 100% cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên toàn quốc đã có hệ thống đón tiếp, phục vụ người dân khám chữa bệnh BHYT bằng thẻ BHYT điện tử thông qua các ứng dụng số.

Cách đăng nhập ứng dụng VssID bằng tài khoản VNeID

Để sử dụng tính năng này, người dùng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Đã có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH (tài khoản VssID); đã có tài khoản định danh điện tử (tài khoản VNeID) mức 2; đã cài đặt ứng dụng VNeID phiên bản 2.1.0 và ứng dụng VssID phiên bản 1.6.7 trở lên.

Người tham gia cài đặt phiên bản mới nhất của hai ứng dụng nêu trên tại kho ứng dụng AppStore (dành cho điện thoại sử dụng hệ điều hành IOS), hoặc trên Google Play (với điện thoại sử dụng hệ điều hành Android).

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tại màn hình đăng nhập ứng dụng VssID, người tham gia chọn “Đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử”; sau đó ứng dụng VssID sẽ điều hướng sang ứng dụng VNeID.

Bước 2: Tại màn hình đăng nhập ứng dụng VNeID, người tham gia đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử mức 2.

Sau khi đăng nhập tài khoản định danh điện tử thành công, ứng dụng VNeID sẽ điều hướng về lại ứng dụng VssID. Lúc này, người dùng có thể sử dụng các tiện ích của ứng dụng VssID để tra cứu, theo dõi các thông tin về quá trình đóng, hưởng đóng BHXH, BHYT (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)…

Ứng dụng VssID là bước đột phá mạnh mẽ trong công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam. Sau gần 3 năm triển khai, với hơn 32 triệu người dùng, ứng dụng VssID ngày càng phát huy vai trò hữu ích trong việc cung cấp thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN; quá trình tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Ngoài ra, sử dụng ứng dụng này, người dân còn được cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, các tiện ích tra cứu...

VNeID tích hợp nhiều thông tin và giấy tờ quan trọng như căn cước công dân, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, BHYT…, giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn, chính xác.

Việc BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện điều chỉnh, nâng cấp ứng dụng VssID đáp ứng yêu cầu kết nối, tích hợp tài khoản VNeID với ứng dụng VssID (đăng nhập ứng dụng VssID bằng tài khoản VNeID) là bước phát triển cao hơn, mang lại nhiều tiện ích hơn cho người sử dụng.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.