Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 09/07/2021 16:46 (GMT+7)

Xuất hiện giấy xét nghiệm âm tính Covid-gia19 giả BV Đại học Y Hải Phòng

Theo dõi GĐ&PL trên

Việc sử dụng kết quả xét nghiệm giả vô cùng nguy hiểm, là nguyên nhân lây lan dịch Covid-19 nếu như người sử dụng kết quả giả là F0.

Trước thông tin một số tỉnh bắt buộc phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19 đối với người nơi khác về, nhiều người đã đổ xô đi làm xét nghiệm tại một số cơ sở y tế. Người dân chỉ bỏ vài trăm nghìn và thời gian chờ đợi khoảng 1 tiếng đồng hồ là có kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, theo thông tin nắm bắt của phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, tại Hải Phòng một số người dân, đặc biệt là các lái xe thường xuyên ra vào các tỉnh hiện đang sử dụng kết quả xét nghiệm Covid-19 giả có ghi Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng cấp. Việc sử dụng kết quả xét nghiệm giả vô cùng nguy hiểm, là nguyên nhân lây lan dịch Covid-19 nếu như người sử dụng kết quả giả là F0.

tm-img-alt
Người dân đến xét nghiệm Covid-19 tại ĐH Y Hải Phòng.

Lần theo một số đầu mối, PV đã đặt mua cho mình một phiếu xét nghiệm. Thủ tục khá đơn giản, chỉ cần gửi thông tin qua Zalo, một thời gian ngắn sau PV đã cần trên tay một phiếu trả kết quả xét nghiệm, phiếu thu tiền khám bệnh, phiếu chỉ định cận lâm sàng ghi Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng chỉ với 230.000 đồng. Sau khi cho địa chỉ, phiếu xét nghiệm đó sẽ được gửi qua nhiều hình thức đến tận tay người cần mua.

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi trao đổi với bà Trần Thị Hương-Trưởng phòng Tổ chức hành chính Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng. Cầm trên tay phiếu kết quả xét nghiệm do PV cung cấp, bà Hương khẳng định đây là các giấy tờ giả. Cụ thể, sau khi kiểm tra mã khám chữa bệnh trên hệ thống thì thông tin không đồng nhất, mẫu dấu không đúng của Bệnh viện, tên kế toán ghi trong phiếu thu không đúng, chữ ký của bác sĩ không đúng. Mặc dù, các giấy tờ làm giả khá tinh vi, form giống y như thật. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, font chữ giữa phiếu làm giả và phiếu được in trên phần mềm khám chữa bệnh của Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng là hoàn toàn khác nhau. Bà Hương trao đổi thêm, hiện phía ngoài cổng Bệnh viện cũng đã có biển cảnh báo nhắc nhở người dân về việc giả mạo giấy xét nghiệm Covid-19.

tm-img-alt
Phiếu chỉ định cận lâm sàng thật, được xuất từ phần mềm tại ĐH Y Hải Phòng.
tm-img-alt
Phiếu chỉ định cận lâm sàng giả.
tm-img-alt
Kết quả âm tính Covid-19 giả.

Theo bà Hương, những người ký tên trong phiếu xét nghiệm, biên lai thu tiền đều không đúng, không có tên trong danh sách NV, BS của Bệnh viện.

Qua đây, đề nghị người dân cần lưu ý không để các đối tượng xấu lợi dụng dịch bệnh để bán giấy xét nghiệm Covid-19 giả thu lợi bất chính, gây nguy cơ lây lan bệnh dịch, nguy hiểm cho xã hội. Nếu có nhu cầu xét nghiệm, người dân nên đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm Covid-19.

Đề nghị các cơ quan chức năng của TP Hải Phòng vào cuộc, điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng làm giả kết quả xét nghiệm Covid 19 này, tránh hậu quả lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.