Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/06/2024 09:18 (GMT+7)

Vụ xe ô tô bị tàu hỏa đâm khi đỗ sát đường ray: Chủ xe có được bảo hiểm bồi thường?

Theo dõi GĐ&PL trên

Mới đây, trên địa bàn phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, một chiếc ô tô đỗ sát đường ray đã bị tàu hỏa đâm trúng, gây hư hỏng nặng. Mặc dù trước đó người dân phát hiện tàu hỏa đi đến đã tri hô, lái xe cố gắng nhưng không kịp lái xe đi nơi khác. Vậy, trong tình huống này lái xe có được bảo hiểm đền bù thiệt hại không, hành vi đỗ xe sát đường ray tàu hỏa có bị xử phạt?.

Vụ xe ô tô bị tàu hỏa đâm khi đỗ sát đường ray: Chủ xe có được bảo hiểm bồi thường?
Ảnh minh họa.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết, theoquy định tạiĐiều 7 Nghị định 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bất buộc, bảo hiểm bất buộc trong đầu tư xây dựng,doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại sau:

- Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với người thứ ba do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.

- Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách trên chiếc xe đó do xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động gây ra.

Bên cạnh đó,doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thưởng bảo hiểm trong các trường hợp sau:

- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.

- Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

- Người lái xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ theo quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.

- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

- Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.

- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

- Thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất.

Ở vụ việc này, hậu quả xảy ra là ngoài ý muốn. Nếu cho rằng chủ xe là lỗi cố ý có thể chưa đúng bởi mục đích ban đầu của chủ xe không phải là dừng đỗ xe gây tai nạn để nhận tiền bồi thường.Tai nạn xảy ra có thể xuất phát từ việc chủ xe không biết có cảnh báo, chuông, tín hiệu đèn... (lỗi vô ý do cẩu thả) hoặc có biết nhưng cho rằng tai nạn sẽ không xảy ra, có thể ngăn chặn được (lỗi vô ý do quá tự tin). Chính chủ xe khi thấy có tàu hỏa đi qua đã ngay lập tức có biện pháp hạn chế, ngăn chặn hậu quả nhưng không kịp. Như vậy, có thể nhận định rằng đây là vụ tai nạn giao thông thông thường, xảy ra do lỗi vô ý của chủ xe chứ không phải là cố ý.

Mặc dù vậy, cần xem xét thêm các yếu tố khác như chủ xe có giấy phép lái xe hay không, có giấy chứng nhận bảo hiểm hay không, trong máu có nồng đồ cồn, ma túy hay không. Nếu các yếu tố trên đều thỏa mãn thì chủ xe có thể được nhận tiền bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo Điều 12 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm, chủ xe cần có trách nhiệm thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền...

Phụ lục II của Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt đã mô tả chi tiết cách xác định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, trong đó có hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường sắt.Theo đó, chiều rộng hành lang ATGT đường sắt được tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên, và được xác định như sau:

- Đường sắt tốc độ cao: trong khu vực đô thị là 5 mét, ngoài khu vực đô thị là 15m;

- Đường sắt đô thị đi trên mặt đất, đường sắt còn lại là 3m.

Theo quy định tại điểm k khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại nếu có.

Theo điểm a khoản 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển xe ô tô có hành vi dừng, đỗ xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Đồng thời, người vi phạm còn phải hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Nếu hành vi trên có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người điều khiển xe ô tổ cóthểbị xử lý theo Điều 260 Bộ luật Hinh sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội "Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ". Theo đó, người phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến cao nhất là 15 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cùng chuyên mục

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm bị xử lý thế nào?
Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy, trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm bị xử lý thế nào?

Tin mới

Kỳ nghỉ dưỡng toàn diện với liệu trình chăm sóc sức khỏe hàng ngày tại Namia River Retreat 
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, việc tìm kiếm một địa điểm nghỉ dưỡng không chỉ để thư giãn mà còn để tái tạo năng lượng và chăm sóc sức khỏe toàn diện trở nên ngày càng quan trọng. Namia River Retreat, khu nghỉ dưỡng 5 sao tọa lạc tại Hội An, mang đến một trải nghiệm độc đáo với chương trình “wellness-inclusive” – nơi mỗi đêm lưu trú đi kèm với liệu trình chăm sóc sức khỏe 90 phút, giúp du khách tìm lại sự cân bằng và thư thái trong tâm hồn.
Đằng sau hậu trường: Lắp đặt màn LED P2 trong 60 phút cùng đội ngũ Marcom
Phía sau ánh hào quang của một sân khấu sự kiện lung linh là cả một đội ngũ kỹ thuật làm việc khẩn trương, chính xác và đầy chuyên nghiệp. Trong 60 phút, đội ngũ Marcom đã biến một hội trường trống thành trung tâm trình chiếu sống động với màn hình LED P2 sắc nét. Hành trình lắp đặt ấy không chỉ là kỹ thuật, mà còn là nghệ thuật của sự phối hợp và kỷ luật.
Thu hồi thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa chất cấm Sibutramine
An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế đã ra thông báo yêu cầu các địa phương khẩn trương thu hồi hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe "Dáng xuân Phục linh Gold" và "Best Slim Collagen". Hai sản phẩm này vừa được phát hiện có chứa chất Sibutramine cấm, một thành phần không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.