Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 12/08/2021 15:53 (GMT+7)

Virus SARS-CoV-2 có thể lây lan từ tầng này sang tầng khác trong chung cư hay không?

Theo dõi GĐ&PL trên

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể phát tán trong các căn hộ chung cư thông qua hệ thống chung ví dụ như ống thoát nước phòng tắm.

Một phụ nữ sống trong một căn hộ cao tầng ở khu Lal Bahadur Shastri Nagar, thành phố Bengaluru lên cơn sốt, đau đầu và đau toàn thân dù chỉ ở nhà trong làn sóng dịch Covid-19 lần thứ hai tấn công Ấn Độ. Cô nghĩ về khả năng lây nhiễm theo chiều dọc - từ tầng này sang tầng khác trong căn hộ chung cư nơi mình sinh sống bởi một gia đình nằm ở tầng trên có người dương tính với Covid-19.

Nguy cơ lây nhiễm từ các tầng chung cư từng là chủ đề quan tâm của các nhà nghiên cứu khi dịch SARS bùng phát vào năm 2002. Nghiên cứu phát hiện ra sự lây nhiễm SARS giữa những căn hộ trên các tầng khác nhau là "có thật”, theo India Today.

“Một trong những vấn đề quan tâm là có thể có nhiều đường lây truyền qua các hộ gia đình trong các tòa nhà dân cư cao tầng, một trong số đó là luồng không khí thông gió tự nhiên qua các cửa sổ mở giữa các căn hộ, gây ra bởi hiệu ứng nổi. Phép đo tại chỗ của chúng tôi bằng cách sử dụng khí đánh dấu đã xác nhận về mặt định tính và định lượng rằng việc tái xâm nhập của không khí ô nhiễm từ cửa sổ của tầng dưới lên tầng trên liền kề là có thật", nghiên cứu cho hay.

Nghiên cứu được công bố vào tháng 12/2020 trong bối cảnh SARS-CoV-2 - virus gây ra đại dịch Covid-19 bùng phát- cho thấy kết quả "phù hợp với sự lây lan theo chiều dọc các hạt sol khí chứa đầy virus "giữa các căn hộ kết nối với nhau bằng đường ống thoát nước của phòng tắm".

Virus SARS-CoV-2 có thể lây lan từ tầng này sang tầng khác trong chung cư hay không?
Chỉ trong vài phút, tất cả không khí từ phòng tắm này có thể truyền sang phòng tắm khác ở hai căn hộ qua các ống dẫn khí nếu phòng tắm không được lắp bộ lọc hoặc các thiết bị khác để ngăn không khí xâm nhập vào.

Nghiên cứu này từng được thực hiện để xác định nguồn lây nhiễm Covid-19 trong 3 gia đình sống ở Trung Quốc, với 1 trong 3 gia đình từ Vũ Hán trở về. Các nhà nghiên cứu khẳng định, không có mối liên hệ nào giữa 3 gia đình có thể dẫn đến việc lây truyền SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra đường lây truyền của thang máy và cho biết:"Không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy virus lây truyền qua thang máy hoặc nơi khác".

“Các gia đình sống trong 3 căn hộ thẳng hàng theo chiều dọc của tòa nhà được kết nối bằng đường ống thoát nước trong phòng tắm chính. Vị trí của các nhà có ca dương tính đều phù hợp với sự lây lan theo chiều dọc của các sol khí chứa đầy virus qua các ngăn xếp và lỗ thông hơi", nghiên cứu cho hay.

Nghiên cứu này kiểm tra các tài liệu khoa học về khả năng bùng phát Covid-19 trong các tòa nhà cao tầng xác thực xác suất lây truyền theo chiều dọc của SARS-CoV-2. Nghiên cứu liệt kê việc hệ thống thông gió bị lỗi, rò rỉ không khí hoặc luồng không khí không chủ ý và các ngăn xếp đường ống dẫn nước bị lỗi là "phương tiện" có thể làm lây lan Covid-19 trong các tòa chung cư. Nghiên cứu quan tâm nhất đến hệ thống thông gió.

Theo El Pais, một nghiên cứu về dịch tễ học tại một tòa nhà ở Seoul, Hàn Quốc, nơi có 8 người nhiễm Covid-19 trong 5 căn hộ dùng chung hệ thống thông gió trong phòng tắm, kết luận: không có sự tiếp xúc nào khác giữa những người bị nhiễm ngoài ống dẫn khí chung giữa các căn hộ.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác bao gồm ví dụ về một nhà hàng Trung Quốc nơi 9 người bị nhiễm SARS-CoV-2 vào tháng 1/2020. Máy điều hòa không khí lúc này được cho là nguyên nhân lây lan virus. Nhưng cũng trong trường hợp này, 79 thực khách khác đã có mặt ở nhà hàng hôm đó lại không bị nhiễm Covid-19.

Điều này cho thấy trong khi hệ thống ống nước, cầu thang và thang máy có thể là đường lây truyền của SARS-CoV-2, thì hệ thống HVAC (sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) vẫn chưa được coi là "phương tiện" làm lây lan Covid-19 giữa các căn hộ chung cư.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, hệ thống thông gió từ HVAC trên thực tế có thể tuần hoàn không khí trong nhà và đẩy các hạt virus phát tán xung quanh phòng, nếu chúng đã có trong không khí. Vì vậy, hệ thống HVAC vẫn có thể là kẻ lây lan "ngẫu nhiên" virus corona.

Tiến sĩ Linsey Marr, nhà khoa học thuộc trường ĐH Công nghệ Virginia chuyên nghiên cứu về sự lây truyền virus trong không khí, đồng ý rằng các thiết bị HVAC không phải là "phương tiện" lây lan chính của Covid-19 trong các tòa nhà chung cư. Nhưng điều quan trọng là bất cứ khi nào không khí trong nhà tuần hoàn - cho dù nó được đẩy bởi không khí đến từ máy điều hòa không khí hay hệ thống sưởi hoặc quạt - nó cũng có thể làm phát tán virus nếu chúng đã tồn tại trong không khí.

Virus SARS-CoV-2 có thể lây lan từ tầng này sang tầng khác trong chung cư hay không?
Virus SARS-CoV-2 có thể phát tán trong các căn hộ chung cư theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang.

Để trả lời câu hỏi ban đầu trên cơ sở các nghiên cứu được thực hiện kể từ khi bùng phát Covid-19, việc virus lây lan theo chiều dọc từ căn hộ này sang căn hộ khác trong một tòa nhà cao tầng là hoàn toàn có thể xảy ra.

Mặc dù lý do chính xác cho kiểu lây nhiễm SARS-CoV-2 như vậy vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng Tổng công ty thành phố Brihanmumbai (BMC) vào tháng 3 cho biết, 90% tổng số ca nhiễm Covid-19 trong hai tháng trước đó đến từ các tòa nhà cao tầng ở Mumbai.

Khi đại dịch Covid-19 ngày càng diễn tiến phức tạp, bằng chứng cho thấy virus lây nhiễm trong không khí ngày càng rõ hơn. Không khí vẫn là kênh lây nhiễm virus chính, thay vì thông qua bề mặt như người ta vẫn tin hồi đầu dịch bùng phát. Điều này đã thay đổi chiến lược phòng ngừa cho đến nay. Mặc dù vấn đề vệ sinh vẫn rất quan trọng, nhưng việc thông gió còn quan trọng hơn thế. Ở trong một ngôi nhà chật hẹp, không thông thoáng rõ ràng sẽ kéo theo nhiều rủi ro hơn việc đi bộ ngoài trời.

Theo các chuyên gia, với cư dân trong chung cư, để ngăn sự phát tán của virus, chúng ta nên đóng và thường xuyên khử khuẩn các cửa sổ, cửa lùa, chặn một chiều ống thông hơi tại các hệ thống thông khí chung. Cần tận dụng tối đa sự lưu thông khí tự nhiên, mở cửa sổ nếu có thể và thường xuyên khử khuẩn các bề mặt như tay nắm cửa, cửa sổ, các lỗ thông gió...

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Cách tra cứu phạt nguội trước khi đưa xe đi đăng kiểm
Trước khi đưa ô tô đi đăng kiểm, chủ xe cần chủ động tra cứu phương tiện có bị cảnh báo đăng kiểm vì chưa nộp phạt nguội hay không. Từ đó, kịp thời xử lý, tránh bị từ chối kiểm định và có thể bị phạt nếu điều khiển xe quá hạn đăng kiểm.
Ngày Châu Âu 2024 chọn Hạ Long là điểm đến
Sáng 12/5, hưởng ứng Ngày Châu Âu với chủ đề “Việt Nam – EU: Chung tay vì một môi trường sạch” do Bộ Ngoại giao, Phái đoàn EU và tỉnh Quảng Ninh tổ chức, tập đoàn Sun Group cũng đồng hành ra quân làm sạch môi trường biển tại khu vực Bãi Cháy, Hạ Long.
Đề xuất bổ sung phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại
Theo Bộ LĐ-TB&XH cho biết, cơ quan này đang hoàn thiện hồ sơ đề xuất ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Công an nhân dân, trong đó có nghề, công việc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Hơn 1 triệu thí sinh hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 (đến 17h ngày 10/5/2024), đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2023 là 1.024.063 thí sinh). Trong đó, số thí sinh tự do đăng ký dự thi là 45.344 thí sinh (năm 2023 là 37.841 thí sinh).