Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 14/06/2021 06:33 (GMT+7)

Việt Trì: Sử dụng đất sai mục đích tràn lan?

Theo dõi GĐ&PL trên

Tình trạng các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng đất sai mục đích tại Phường Bến Gót, TP.Việt Trì đang diễn ra tràn lan, vi phạm nghiêm trọng Luật đất đai, gây bức xúc cho người dân.

Ngang nhiên sai phạm dù đã bị tuýt còi

Thời gian qua, Môi trường và đô thị Việt Nam nhận được thông tin phản ánh về tình trạng nhiều doanh nghiệp sử dụng đất sai mục đích tại khu vực bãi nổi Phường Bến Gót, vi phạm nghiêm trọng công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, vi phạm Luật đất đai, vi phạm Luật đê điều, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Bến bãi hoạt động không phép tại phường Bến Gót.

Để ghi nhận chính xác phản ánh, chúng tôi đã có mặt tại khu vực đang diễn ra hoạt động bến thủy nội địa và bến bốc xếp vật liệu không phép tại Phố Hồng Hà 2, Phường Bến Gót. Ngay cạnh tấm biển chỉ dẫn “Phòng cảnh sát giao thông, đội đường thủy”. Đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh một bến bốc xếp vật liệu quy mô lớn với những đoàn xe tấp nập vào ra. Ngày nắng thì bụi mịt mù, ngày mưa thì lầy lội. Hàng đoàn xe tải hạng nặng chạy ầm ầm trên đường khiến cho tính mạng của người dân bị đe dọa khi tham gia giao thông.

Theo tìm hiểu của phóng viên, khu đất này trước kia là lò sản xuất gạch, nhưng từ khi có chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công thì đã cho người khác thuê lại làm bến bãi. Việc tập kết vật liệu, bốc xếp hàng hóa có đúng với quy hoạch sử dụng đất đai tại khu vực này hay không? Nếu sai, tại sao chính quyền nơi đây lại để cho sai phạm xảy ra suốt một thời gian dài mà không hề có bất cứ sự ngăn cản, xử lý nào? Đây là khu vực hoạt động bến bãi của Công ty cổ phần thương mại và vận tải Hoành Dung.

Cần phải nói rõ, ngày 10/2/2020, Sở giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định chấm dứt hoạt động Bến thủy nội địa của Công ty Hoành Dung. Thế nhưng, điều khiến dư luận không khỏi ngạc nhiên là vì sao đã hơn 1 năm trôi qua kể từ ngày quyết định có hiệu lực, công ty Hoành Dung vẫn ngang nhiên hoạt động bến thủy nội địa, bất chấp quy định của pháp luật?

Còn tại Phố Hồng Hà 1, khu vực tập kết bến bãi bốc xếp này là của Doanh nghiệp tư nhân Bình Sơn. Công ty này cũng bị Sở giao thông vận tải Phú Thọ yêu cầu chấm dứt hoạt động bến thủy nội địa. Bị “tuýt còi” trong hoạt động bến thủy nội địa thì doanh nghiệp duy trì hoạt động bến bãi bốc xếp vật liệu mà không cần cấp phép. Để phục vụ hoạt động bến bãi, doanh nghiệp này đã tự ý đổ bê tông lối lên xuống đê tả Thao và phần hành lang thoát lũ khu vực bãi sông với tổng diện tích 4.427m2. Sử dụng đất sai mục đích, vi phạm quy hoạch & xây dựng công trình vi phạm Luật đê điều, đe dọa an toàn đê tả Thao. Song, câu hỏi đặt ra là các ngành chức năng địa phương đã vào cuộc xử lý dứt điểm chưa?

Có hay không việc buông lỏng quản lý.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Quang Trung – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân phường Bến Gót. Tại buổi làm việc ông Trung xác nhận trên địa bàn có tình trạng bến bãi bốc xếp hàng hóa không phép là bến Hoành Dung và bến Bình Sơn. Còn bến thuê lại khu đất lò gạch cũ là của công an nên không biết là có được cấp phép hay không. Ông Nguyễn Quang Trung – Phó chủ tịch UBND Phường Bến Gót Khi phóng viên hỏi vì sao công ty Hoành Dung đã bị yêu cầu dừng hoạt động bến thủy nội địa từ năm 2020, nhưng đến nay hoạt động này vẫn diễn ra bất chấp quy định của pháp luật thì ông Trung khẳng định chắc chắn là không có chuyện này. Ông Nguyễn Quang Trung – Phó chủ tịch UBND Phường Bến Gót.

Tuy nhiên, hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được lại hoàn toàn trái ngược với câu trả lời của ông Trung. Đây chính là hình ảnh chiếc máy múc đang hoạt động hết công suất để múc hàng hóa từ tàu dưới sông lên bờ tại khu vực bến Hoành Dung. Tại bến không phép này, hoạt động thủy nội địa ngày nào cũng nhộn nhịp, ngang nhiên như chốn không người. Với sai phạm của công ty Bình Sơn, mặc dù UBND Phường Bến Gót đã tiến hành lập biên bản vi phạm. Nhưng theo quy định của pháp luật, đối với hành vi lấn chiếm diện tích đất thuộc Nhà nước quản lý, cụ thể đây là phần đất do UBND Phường Bến Gót quản lý thì ngoài việc xử phạt hành chính, người đứng đầu cấp xã, phường phải có trách nhiệm buộc đơn vị sai phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. Có điều đến nay, doanh nghiệp Bình Sơn không những không nghiêm túc chấm dứt sai phạm mà còn hoạt động một cách công khai.

Hàng loạt sai phạm đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của nhà nước, đến an toàn của người dân, đến lĩnh vực phòng chống thiên tai và bảo vệ đê điều như thế này vì sao không bị xử lý dứt điểm? Dư luận đang đặt ra câu hỏi, liệu có hay không việc UBND Phường Bến Gót đang làm ngơ cho các công trình sai phạm trên? Hay chăng phía chính quyền không đủ năng lực xử lý để tình trạng vi phạm tồn tại, tiếp diễn như thách thức pháp luật. Chưa dừng lại ở đó, việc sử dụng đất sai mục đích, vi phạm trật tự an toàn xây dựng đang là vấn nạn nhức nhối, gây bức xúc cho người dân trên địa bàn phường Bến Gót. Môi trường và Đô thị sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Cùng chuyên mục

Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phú Thọ: Cần giám định nguyên nhân sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu vào 9/9/2024

Tin mới

Hà Lan: “Sách giáo khoa” của toàn cầu về lấn biển và trị thủy
Không phải ngẫu nhiên Hà Lan lại có tên gọi là “Netherlands” hay “vùng đất thấp”. Hàng trăm năm qua, quốc gia nằm thấp nhất so với mực nước biển đã không ngừng “viết lại sách giáo khoa” toàn cầu về lấn biển, trị thủy với những dự án quy mô để nỗ lực giành đất từ biển phát triển kinh tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất giảm giá vé tàu xe công cộng cho học sinh, sinh viên
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất học sinh, sinh viên được giảm giá vé tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, phà; học sinh phổ thông được miễn phí tham quan các thiết chế văn hóa như: bảo tàng, di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.