Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 15/06/2024 17:07 (GMT+7)

Vì sao TPHCM xuất hiện mưa đá?

Theo dõi GĐ&PL trên

“Mưa đá ở miền Nam ít hơn các tỉnh phía Bắc vì địa hình phía Nam bằng phẳng. Một vài năm thì TPHCM mới có mưa đá một lần”- nguyên Phó trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết.

Chiều 14/6, cơn mưa đá đã xuất hiện ở trung tâm TPHCM như quận 1, quận 3, quận 10… gây ảnh hưởng đến người đi đường và cây cối.

Lý giải về hiện tượng này, bà Lê Thị Xuân Lan (nguyên Phó trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ) cho biết trên Tiền phong: Sau nhiều ngày không mưa, hơi nước sẽ tích tụ nhiều trên những khối mây dông ở độ cao khoảng 6.000 m so với mặt đất. Trên đỉnh mây cao, nhiệt độ sẽ rất thấp, những hạt hơi nước chuyển động đối lưu liên kết với nhau hình thành nước đá lớn rồi rơi xuống đất.

Vì sao TPHCM xuất hiện mưa đá? Ảnh 1

“Mưa đá chỉ khoảng chừng 0,5 cm - 1cm, không nguy hại cho người nhưng có thể gây dập nát hoa màu. Mưa đá ở miền Nam ít hơn các tỉnh phía Bắc vì địa hình phía Nam bằng phẳng. Một vài năm thì TPHCM mới có mưa đá một lần” - vị chuyên gia nói thêm.

Vì sao TPHCM xuất hiện mưa đá? Ảnh 2

Theo bà Xuân Lan, mưa đá vẫn tiếp tục xuất hiện ở TPHCM và các tỉnh, thành Nam bộ trong thời gian tới nhưng ở diện hẹp hơn. Đồng thời, những ngày tiếp theo, TPHCM tiếp tục hình thái thời tiết sáng nắng chiều mưa. Mưa lớn kèm dông xuất hiện vào giờ tan tầm khiến tầm nhìn hạn chế.

Vì sao TPHCM xuất hiện mưa đá? Ảnh 3

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, trong những ngày giữa tháng 6, trên các vùng biển TPHCM có mưa rào và dông. Đề phòng lốc xoáy, gió giật trong những cơn mưa dông có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền. Gió tây nam trên khu vực có cường độ tăng dần, từ ngày 16-20/6 tăng lên cấp 5, có lúc cấp 6.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Việt Nam đang đối mặt với mô hình bệnh tật kép
Ngày 23/10, tại Hội nghị khoa học năm 2024 với chủ đề "Nghiên cứu và ứng dụng trong y học" do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp Bộ Y tế tổ chức, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Việt Nam đang phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép, bên cạnh phải ứng phó với bệnh truyền nhiễm, mới nổi tăng, các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, tiểu đường, COPD, rối loạn sức khoẻ tâm thần... cũng ngày càng gia tăng.
Đường sắt nhẹ (LRT) mà Sun Group đề xuất tại TPHCM: “Đáp án xanh” cho giao thông đô thị và kết nối liên vùng
3 thập kỷ trước Philippines, Singapore, Malaysia… đã có đường sắt nhẹ (LRT). Tại Việt Nam, đề xuất của Sun Group về tuyến đường sắt nhẹ gần 100km chạy dọc theo sông Sài Gòn, kết nối TPHCM -Tây Ninh đang mở ra kỳ vọng mới về giai đoạn phát triển mạnh mẽ loại hình giao thông ưu việt này.