Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 14/07/2024 08:23 (GMT+7)

Trường hợp tổ chức tín dụng được kinh doanh bất động sản

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 18/01/2024, Quốc hội thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Trong đó, có quy định rõ về các trường hợp tổ chức tín dụng được kinh doanh bất động sản.

Trường hợp tổ chức tín dụng được kinh doanh bất động sản
Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo Điều 139, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) 2024, để bảo đảm an toàn trong hoạt động, tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau:

Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng.

Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết.

Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này. Trường hợp mua lại bất động sản phải bảo đảm mục đích sử dụng quy định tại khoản 1, Điều 139 này và tỉ lệ đầu tư vào tài sản cố định quy định tại khoản 3, Điều 144 của Luật này. Cụ thể:

- Không được vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô;

- Không được vượt quá 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán đối với quỹ tín dụng nhân dân;

- Không được vượt quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp ghi trên sổ sách kế toán đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngoài ra, để bảo đảm an toàn trong hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 135, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) năm 2024 như sau:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho tổ chức, cá nhân sau đây:

- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó; người ra quyết định thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, người giám sát hoạt động đoàn thanh tra đang thanh tra tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó;

- Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân đó;

- Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng đó;

- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 134 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

- Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó, trừ trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân;

- Công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp cấp tín dụng cho công ty con là tổ chức tín dụng được chuyển giao bắt buộc.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ, khoản 1, Điều 135 này không được vượt quá 05% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Việc cấp tín dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 135 này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua, trừ việc cấp tín dụng đối với đối tượng quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 135 này thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Việc cấp tín dụng phải được công khai trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 135 này không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 135 này không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2, Điều 135 này bao gồm cả tổng mức mua, nắm giữ, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm a, c và d, khoản 1, Điều 135 này phát hành; tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 4, Điều 135 này bao gồm cả tổng mức mua, nắm giữ, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 135 này phát hành.

Cùng chuyên mục

Tin mới

6 thương hiệu chủ chốt của Vingroup được vinh danh trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024
Ngày 6/9/2024, công ty định giá thương hiệu uy tín toàn cầu Brand Finance công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Trong đó, lần đầu tiên 6 thương hiệu chủ chốt thuộc hệ sinh thái Vingroup gồm Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail, VinFast, Vinschool, Vinmec đồng loạt được vinh danh trong Top 100, khẳng định sức mạnh và sự phát triển không ngừng của Tập đoàn đa ngành hàng đầu khu vực.
Vincom Plaza Imperia Hải Phòng tái xuất với trải nghiệm phong cách mua sắm hoàn toàn mới
Dịp lễ Quốc khánh vừa qua, “phượng hoàng đất Cảng” Vincom Plaza Imperia - biểu tượng thương mại nơi trung tâm thành phố đã chính thức tái xuất và nhanh chóng trở thành tâm điểm mua sắm, vui chơi giải trí của du khách và người dân Hải Phòng, nhất là khi có sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu mới và chuỗi sự kiện chào mừng sôi động.
Khối tài sản của đại gia Lê Hồng Minh, CEO kì lân công nghệ VNG
Trong phiên giao dịch 6/9, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG do đại gia Lê Hồng Minh giữ vị trí Tổng giám đốc đã có thời điểm giảm kịch sàn trước khi phục hồi trở lại vào cuối phiên. Với đà giảm của cổ phiếu VNZ thời gian gần đây, khối tài sản của Tổng giám đốc Lê Hồng Minh cũng đã giảm mạnh so với mức đỉnh.