Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 30/03/2025 11:15 (GMT+7)

Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo dõi GĐ&PL trên

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 52/NQ-CP về việc phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo các mục tiêu sau: Phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai đáp ứng các yêu cầu tăng trưởng liên tục đạt 02 con số, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, trong đó ưu tiên cho việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, công nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị, duy trì hợp lý diện tích đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chuyển đổi linh hoạt diện tích đất có hiệu quả thấp; đảm bảo diện tích đất các loại rừng, tỷ lệ che phủ rừng, hệ sinh thái tự nhiên, phòng chống thiên tai. Tiếp tục thực hiện khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Nghị quyết cũng nêu rõ, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đảm bảo các nguyên tắc: Phù hợp với bối cảnh tình hình mới và các quan điểm, chủ trương, chính sách của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là các chủ trương, chính sách đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số gắn với việc sắp xếp các đơn vị hành chính để dự báo, xác định nhu cầu sử dụng đất.

Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, đảm bảo tính thống nhất, tính kế thừa, sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch quốc gia, ngành quốc gia, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhanh bền vững, bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường; phù hợp với điều kiện, tiềm năng đất đai của từng vùng, từng địa phương. Đảm bảo việc xử lý chuyển tiếp trong thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, tránh tạo ra khoảng trống gây khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài cho các địa phương, các ngành, lĩnh vực; phân bổ sử dụng đất phải phù hợp, linh hoạt gắn với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước, từng vùng, từng địa phương; đảm bảo tính liên kết liên vùng, liên tỉnh, gắn kết hữu cơ giữa đô thị và nông thôn, chuyển đổi nông thôn mới sang đô thị; gắn kết phát triển hạ tầng với quy hoạch dân cư, giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa trên bình diện quốc gia và từng khu vực, địa phương.

Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, độ che phủ rừng; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước, tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch; ứng dụng khoa học, chuyển đổi số, phát huy sự đóng góp của các thành viên trong hệ thống chính trị trong lập, thực hiện quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đất đai.

Cùng chuyên mục

Đô thị Nam Hà Nội "lột xác" nhờ bệ phóng hạ tầng giao thông
Khu Nam Hà Nội đang thay đổi từng ngày khi những công trình giao thông, đô thị lớn ngày một hoàn thiện. Với cơ chế thu hút đầu tư đột phá cùng sự xuất hiện của các đại dự án, khu vực này được dự báo sẽ sớm “hóa rồng”, thu hút nhân lực chất lượng cao đến an cư và du khách đến trải nghiệm. 
Thủ tục làm nhà ở xã hội sẽ giảm được ít nhất 350 ngày
Chiều 2/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển cho nhà ở xã hội và rà soát đánh giá tình hình phát triển nhà ở xã hội 5 tháng đầu năm, kế hoạch triển khai các tháng cuối năm 2025.
Hà Nội tiếp nhận trực tuyến 100% hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm về đất đai từ 01/6
Từ ngày 01/6, Trung tâm Phục vụ hành chính công chính thức triển khai tiếp nhận 100% hồ sơ theo hình thức trực tuyến đối với các thủ tục hành chính như: Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tin mới

Công ty Ăn Cùng Bà Tuyết giải thể, vì sao?
Sau hơn hai năm hoạt động, Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Ăn Cùng Bà Tuyết đã chính thức thông báo giải thể. Tuy nhiên, thương hiệu "Ăn Cùng Bà Tuyết" nổi tiếng trên mạng xã hội với các nội dung ẩm thực dân dã vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh dưới mô hình mới.
Làn sóng “chốt đơn” tại Vinhomes Green City sau công bố chính sách bán hàng
Ngay sau khi công bố chính sách giãn xây 2 năm, Vinhomes Green City (Đức Hòa, Long An) đã chứng kiến một làn sóng đầu tư sôi động. Từ các trung tâm lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… dòng vốn đang đổ mạnh về khu Tây Bắc, nơi một căn nhà phố chỉ từ 4,79 tỷ đồng có thể “cân” cả nhu cầu an cư lẫn kinh doanh.
Vũng Tàu: Từ “Cap Saint-Jacques” đến thiên đường nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực
Từ gần 2 thế kỷ trước, Vũng Tàu đã được người Pháp gọi tên là “Cap Saint-Jacques” nhờ vị thế cửa biển độc đáo và vai trò thông thương quan trọng. Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt “đại bàng” Sun Group, Vingroup…, Vũng Tàu đang đứng trước vận hội mới, hứa hẹn chuyển mình ngoạn mục để trở thành điểm đến nghỉ dưỡng – du lịch văn hoá đẳng cấp quốc tế.