Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 04/05/2024 11:07 (GMT+7)

Trường hợp công dân được cấp giấy chứng nhận căn cước

Theo dõi GĐ&PL trên

Một trong những điểm mới của Luật Căn cước 2023 là việc người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch sẽ được cấp giấy Chứng nhận căn cước.

Trường hợp công dân được cấp giấy chứng nhận căn cước
Ảnh minh họa.

Luật Căn cước năm 2023 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Luật này quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo đó, giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 6 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.Khoản 5 Điều 30 Luật Căn cước năm 2023 quy định giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước như sau:

Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch phải xuất trình giấy chứng nhận căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Khi tiếp nhận, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số định danh cá nhân trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người được cấp giấy chứng nhận căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Công dân làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước tại Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người gốc Việt chưa xác định được quốc tịch sinh sống.Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước sẽ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của người gốc Việt chưa xác định được quốc tịch.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 30 Luật Căn cước năm 2023, thông tin được in trên giấy chứng nhận căn cước bao gồm các nội dung như: Ảnh khuôn mặt, vân tay; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Tình trạng hôn nhân; Nơi ở hiện tại; Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ...

Cùng chuyên mục

Cách tính chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần
Mới đây, Bộ Quốc phòng đã ban hành Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BQP Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 6/4/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
Khám bệnh khác nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có được thanh toán BHYT?
Trường hợp đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại địa phương này nhưng tự đi khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương khác cùng thành phố và thực hiện đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh) thì được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán.

Tin mới

Nhờ cơ chế đặc thù, Đà Nẵng sẽ bật lên “như chiếc lò xo”
Phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, Phó Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Nếu có cơ chế, chính sách đặc thù thì Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh và bền vững”. Còn Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng thì ví sự phát triển của Đà Nẵng như chiếc lò xo sẽ bật ra.