Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 27/04/2023 14:35 (GMT+7)

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất điện than bất chấp mục tiêu khí hậu

Theo dõi GĐ&PL trên

Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh sản xuất điện than nhằm đảm bảo an ninh năng lượng dù đã đặt mục tiêu giảm sử dụng than đá và phát triển các nguồn năng lượng sạch trước đó.

Chính phủ Trung Quốc chính thức kêu gọi tăng công suất sản xuất than lên 300 triệu tấn trong năm nay, bằng 7% so với sản lượng 4,1 tỷ tấn của năm ngoái và tăng 5,7% so với năm 2020.

Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào năng lượng gió và mặt trời. Tuy nhiên, sau sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế vào năm ngoái và việc các nhà máy phải đóng cửa do thiếu nguồn điện, các lãnh đạo Trung Quốc đã kêu gọi tăng sản lượng nhiệt điện than. Ngoài ra, cuộc xung đột Nga – Ukraine cũng khiến Bắc Kinh lo lắng rằng nguồn cung dầu và than từ nước ngoài có thể bị gián đoạn.

Theo phân tích của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace, từ tháng 1 đến tháng 3/2023, có ít nhất 20,45GW điện than đã được phê duyệt, tăng 8,63GW so với cùng kỳ năm trước và nhiều hơn của cả năm 2021 (chỉ 18GW điện than được phê duyệt). Các dự án nhà máy điện than mới được phê duyệt đều nằm tại các tỉnh thiếu điện nghiêm trọng của Trung Quốc trong đợt nắng nóng kỷ lục 2 năm vừa qua.

tm-img-alt
Nhiều dự án nhà máy điện than tại Trung Quốc được phê duyệt. Ảnh: AP.

Hiện nay, hơn một nửa mức tiêu thụ năng lượng tại Trung Quốc đang phải phụ thuộc vào than đá. Tại thời điểm quốc gia này phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt, chính quyền Trung Quốc đã quyết định chuyển từ chính sách giảm than đá sang ưu tiên tập trung năng lượng để sưởi ấm.

Trước đó các nước trên thế giới cam kết đạt được mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 2 độ C trong hiệp ước khí hậu Paris 2015 và thỏa thuận Glasgow năm 2021, nhằm hạn chế sự nóng lên của bầu khí quyển.

Trong bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc năm 2020, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tập Cận Bình cho biết lượng khí thải carbon sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2030, nhưng tuyên bố không có mục tiêu về lượng khí thải. Ông Tập cho biết Trung Quốc hướng tới mục tiêu trung hòa carbon, hoặc cố gắng loại bỏ càng nhiều khí thải từ ngành công nghiệp và sinh hoạt ra khỏi bầu khí quyển bằng cách trồng cây và sử dụng các phương thức khác vào năm 2060.

Những động thái này được cho là nỗ lực từ phía Trung Quốc nhằm khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu. Theo thống kê, Trung Quốc hiện là quốc gia có nguồn phát thải khí CO2 lớn nhất thế giới, chiếm hơn 27% lượng phát thải toàn cầu.

Tuy nhiên, vào năm 2021, Trung Quốc ghi nhận mất điện diện rộng trong một khoảng thời gian, dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong chính sách phát triển năng lượng của quốc gia này.

Tháng 9/2021, giá điện tại Trung Quốc tăng vọt. Nguyên nhân đến từ việc nhu cầu sử dụng điện liên tục tăng cao trong khoảng thời gian người dân phải ở nhà vì Covid-19, trong khi đó, các nhà máy điện lại không thể sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân.

“Đây không hẳn là một quyết định đúng đắn, đặc biệt khi việc xây dựng nhiều nhà máy điện than chưa chắc đã đem lại nguồn năng lượng lớn hơn. Thậm chí, nó sẽ dẫn đến các thảm họa khí hậu trong tương lai khi Trung Quốc sẽ ngày càng thải ra nhiều CO2”, bà Xie Wenwen, một nhà vận động về khí hậu và năng lượng tại Greenpeace nhận định.

Các nhà vận động bảo vệ môi trường tại Trung Quốc có chung quan điểm rằng quốc gia này cần một mạng lưới điện linh hoạt hơn thay vì cần nhiều than đá hơn. Đặc biệt là khi công nghệ lưu trữ năng lượng sạch chưa đủ để triển khai diện rộng kế hoạch sử dụng năng lượng tái tạo đề ra bởi Chính phủ.

Theo đó, hơn 75% tài nguyên than, gió, thủy điện và năng lượng mặt trời của Trung Quốc đều đang tập trung tại phía Tây đất nước. Trong khi theo thống kê, hơn 70% lượng tiêu thụ điện đều dồn tại miền Trung và miền Đông của quốc gia này. Ngoài ra, đợt nắng nóng kỷ lục năm ngoái đã gây ra hạn hán diện rộng tại Tây Nam Trung Quốc, làm giảm sản lượng thủy điện và khiến các nhà máy buộc phải đóng cửa.

Bên cạnh đó, chiến sự Nga – Ukraine được cho là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến câu chuyện an ninh năng lượng toàn cầu, khi giá năng lượng bị đẩy lên mức cao kỷ lục bởi các quốc gia đều đang chật vật đi tìm nguồn cung. Do vậy, than đá, nhiên liệu rẻ nhất hiện tại khả năng cao trở thành nguồn năng lượng chính tại nhiều quốc gia.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Quảng Ninh tung chương trình ưu đãi sâu đến 50% cho du khách
Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Chủ tịch Hà Nam: Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group sẽ từng bước đưa Phủ Lý thành đô thị đáng sống
Chỉ trong thời gian ngắn, những hạng mục đầu tiên của đại đô thị nghỉ dưỡng quy mô 420ha Sun Urban City của Sun Group đã dần lộ diện: trục cảnh quan lễ hội, Công viên nước Sun World... Ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tin tưởng: “Sun Urban City sẽ làm thay da đổi thịt cho Phủ Lý”.
Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.