Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 11/04/2024 07:19 (GMT+7)

Trúng độc đắc 2 lần liên tiếp, người đàn ông ngỡ đổi đời nào ngờ lại vướng chuỗi bi kịch

Theo dõi GĐ&PL trên

Khi những số tiền từ "trên trời rơi xuống" do trúng vé số giải độc đắc dần cạn cũng là lúc người đàn ông vướng vòng lao lý.

Giai đoạn trước năm 1975, vé số chỉ được phát hành một lần mỗi tuần với giải thưởng không quá lớn. Thời điểm đó, gia đình ông Đỗ Hoàng Toàn - chủ một cửa tiệm thuốc có thói quen sử dụng vé số để thối lại số tiền thừa. Ông Toàn thường xin cha giữ lại một vài tờ vé số để hy vọng vào sự may mắn.

Sinh ra trong một gia đình có 9 anh chị em, ông Toàn phải sống dựa vào việc kinh doanh tiệm thuốc và bán đồ tạp hóa. Sau khi học xong cấp 1, ông quyết định nghỉ học để giúp cha mẹ trông coi quầy hàng.

Trúng độc đắc 2 lần liên tiếp, người đàn ông ngỡ đổi đời nào ngờ lại vướng chuỗi bi kịch Ảnh 1
Ông Đỗ Hoàng Toàn.

Đáng nói, may mắn đã mỉm cười với ông Toàn. Cụ thể, vào tháng 9/1970, ông Toàn đã trúng giải đặc biệt cùng 2 giải khuyến khích, tổng trị giá lên đến 3 triệu đồng. Đây là một khoản tiền khá lớn vào thời điểm đó.

Đầu tháng 12/1970, ông Toàn tiếp tục trúng giải độc đắc 4 triệu đồng nữa.

Nhận được số tiền lớn, cha mẹ ông Toàn đã sử dụng một phần để mua mảnh đất và xây dựng một ngôi nhà lớn hơn. Số tiền còn lại, ông Toàn đã bắt đầu dấn thân vào các hoạt động giải trí và mua sắm, nhưng dần dần bị cuốn vào vòng xoáy của ma túy và tội phạm.

"Tôi bao hết cho cả đám bạn tiêu xài nên được tâng bốc lên làm đại ca, thích lắm! Thế rồi một lần đang uống cà phê thì có đứa mời tôi điếu thuốc. Tôi thử rồi sau đó mới biết nó có tẩm ma túy và không thể nào dứt ra nữa", ông Toàn kể lại.

Trúng độc đắc 2 lần liên tiếp, người đàn ông ngỡ đổi đời nào ngờ lại vướng chuỗi bi kịch Ảnh 2
Trước đó, ông Toàn từng trúng 2 lần độc đắc.

Không những vậy, khi những số tiền từ "trên trời rơi xuống" dần cạn, ông còn lao vào con đường trộm cướp để có tiền phê pha. Một lần bị công an bắt, ông cố gắng vượt ngục chạy trốn thì bị súng bắn vào cánh tay trái. Vết thương bị hoại tử, phải cắt bỏ. Thấy vậy, gia đình ông Toàn cũng từ mặt, vợ mang con bỏ đi, anh chị em trong nhà ai cũng né tránh.

“Tật nguyền, mất cả vợ con, gia đình, tôi càng chìm sâu vào ma túy hơn để quên hết sự đời…", ông Toàn cho biết.

Mãi đến lúc chứng kiến một người bạn nghiện sốc thuốc qua đời, sau đó thêm người khác lên cơn, sinh ra ảo giác, ông Toàn mới tỉnh ngộ. Từ đó ông Toàn mới quyết tâm cai thuốc. Sau quá trình vất vả để cai nghiện thành công, ông Toàn quyết tâm làm lại cuộc đời, dần hòa nhập lại với xã hội.

Sau nhiều biến cố, ông Toàn đã quyết định bắt đầu cuộc hành trình tái thiết cuộc đời của mình. Từ việc tìm đến thiền để tìm sự bình an đến việc làm việc thiện, ông Toàn dần dần hòa nhập lại với xã hội. Qua các cố gắng và nỗ lực không ngừng, ông đã tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống gia đình và công việc.

Tương tự ông Toàn, 1 người đàn ông khác ở Long An cũng từng trúng vé số độc đắc rồi cuối cùng phải nhận kết cục bi thảm.

Nhiều năm trước, người dân An Nhật Tân (Tân Trụ, Long An) không khỏi ngỡ ngàng trước việc vợ chồng ông T.V.M trúng số độc đắc 4 lần. Theo chị Thủy - một người hàng xóm của gia đình ông M chia sẻ với Đời sống và Pháp luật, trước đây vợ chồng ông M. có căn nhà cấp 4 rộng hơn 200m2 ở gần chợ Nhật Tạo. Họ mở đại lý bia, phân phối cho các quán nhậu trong vùng. Công việc kinh doanh vô cùng thuận lợi, bia về đến đâu là xuất đi đến đó.

Năm 1991, thú vui chơi vé số bắt đầu rầm rộ ở chợ Nhật Tạo. Nhiều người trúng số, cuộc sống thay đổi từ nghèo hèn sang giàu sang. Vợ chồng ông M. cũng chăm chỉ chơi nhưng “thần may mắn” không mỉm cười. Nhưng ông không bỏ cuộc... làm giàu.

“Hôm ấy, ông M mua 30 tờ vé số, trong đó có 10 tờ dãy số giống nhau. Như thường lệ, 15h chiều ông đến đại lý vé số chờ xem kết quả. Ông vỡ òa sung sướng vì cả 10 tờ có dãy số giống nhau trúng giải đặc biệt, trị giá mỗi giải 50 triệu đồng. Ngày đó, 500 triệu đồng rất to.

Tôi nhớ cả huyện Tân Trụ khi ấy chỉ có vài người sở hữu số tiền khủng như thế. Ngày đo 500 triệu có thể mua được đất của cả xã An Nhật Tân”, chị Thủy kể.

Trúng độc đắc 2 lần liên tiếp, người đàn ông ngỡ đổi đời nào ngờ lại vướng chuỗi bi kịch Ảnh 3
Ảnh minh họa

Có trong tay số tiền lớn, vợ chồng ông M. mở tiệc ăn mừng, mời bà con trong ấp đến chung vui. Số tiền còn lại, ông mở thêm các đại lý ở địa phương và bên bờ sông Tiền Giang. Ông mua ghe, xe tải để đi lấy bia và luân chuyển hàng hóa từ đại lý này sang đại lý khác.

Mỗi ngày ông M. bỏ ra từ 1-2 triệu đồng mua vé số. “May mắn mỉm cười với gia đình ông ấy thêm 2 lần nữa. Mỗi lần là 10 tờ có dãy số giống nhau với số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Hồi đó chúng tôi ai cũng “ghen tị” với vợ chồng ông ý, không phải làm lụng mà vẫn có số tiền lớn trong tay”, người hàng xóm nhớ lại

Liên tiếp nhận số tiền lớn, ông M. bắt đầu chi tiêu phung phí. Ngày nào vợ chồng ông cũng tổ chức ăn nhậu tại nhà, vì thế việc làm ăn trở nên ngưng trệ. Sau 6 năm trúng số, ông phải đóng cửa hàng loạt quán bia, thành người nghiện rượu, cầm nhà trả nợ. Còn bà Th – vợ ông từ một người phụ nữ tần tảo, biết thu vén gia đình bỗng hóa thành người đam mê bài bạc, thích mua vé số để gỡ gạc.

“Ngờ đâu, bà ấy trúng số độc đắc thật. Có tiền, vợ chồng ông M. chuộc lại nhà, trả nợ rồi cho vay tín dụng đen. Không lâu sau họ đã bị lừa mất số tiền lớn. Thế là mất trắng, chẳng có gì trong tay, cơ ngơi bao người ước ao cũng theo đó mà đi. Giờ chúng tôi thi thoảng vẫn nhắc đến chuyện của họ rồi thở dài giá như ngày đó ông M. tu chí thì có lẽ đã trở thành đại gia nức tiếng xứ miệt vườn này rồi”, chị Thủy bày tỏ.

Lãnh đạo xã An Nhật Tân cho biết, gia đình ông M. vốn thuộc hàng khá giả ở địa phương. Ông làm ăn chăm chỉ nhưng từ khi trúng số đã thay đổi: ăn chơi, nhật nhẹt, bài bạc, mê vé số... Vì thế công việc kinh doanh bia đi xuống rồi phá sản và đổ nợ. “Theo tôi được biết, vợ chồng ông M đã chuyển đi nơi khác sinh sống. Ông ấy làm bảo vệ, còn bà Th bán vé số mưu sinh qua ngày. Họ hiện tại phải đi ở trọ”, vị lãnh đạo thông tin.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.