Trúc Anh 'Mắt biếc' thoái hóa khớp dù khá trẻ tuổi, căn bệnh này có phổ biến với người trẻ không?
Ngay sau khi thông tin Trúc Anh bị thoái hóa khớp dù ở độ tuổi khá trẻ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Vậy về mặt y học, bệnh lý này có những đặc điểm nào đặc biệt về nguyên nhân, biểu hiện, độ tuổi...?
Chiều 19/9, Trúc Anh - diễn viên nổi tiếng nhờ "Mắt biếc" xuất hiện trong một sự kiện tại TP.HCM thu hút sự chú ý của khán giả. Người đẹp xuất hiện trong một sự kiện chiều 19/9 ở TP HCM với gương mặt bầu bĩnh, vóc dáng đầy đặn hơn trước.
Diễn viên "Mắt biếc" cho biết hiện nặng 61 kg và đang dùng nhiều phương pháp khoa học để giảm. Thời gian qua cô tăng cân nhanh chóng doăn uống ngon miệng. Ngoài ra, cô bị thoái hóa khớp chân nên ít vận động. Việc quá cân khiến thể lực cô giảm nhiều.
Ngay sau khi thông tin Trúc Anh bị thoái hóa khớp dù ở độ tuổi khá trẻ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Vậy về mặt y học, bệnh lý này có những đặc điểm nào đặc biệt về nguyên nhân, biểu hiện, độ tuổi...?
Theo TS.BS Nguyễn Đình Khoa, trưởng khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), thoái hóa khớp là một bệnh lý rất thường gặp và thông thường, tuổi thoái hóa khớp điển hình là từ 40 - 50 tuổi trở lên, song hiện nay những người trẻ bị thoái hóa khớp cũng tương đối nhiều.
Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa khớp
Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Nguyễn Thị Kim Loan - Bác sĩ tại một Hệ thống Y tế cho hay, thông thường ít người phát hiện sớm thoái hóa khớp do tâm lý chủ quan với sức khỏe, không đi khám khi có dấu hiệu đau ở khớp. Những triệu chứng này theo thời gian sẽ nặng dần lên khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, sinh hoạt. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, người bệnh có nguy cơ tàn phế cao.
Chính vì thế, khi thấy cơ thể xuất hiện các bất thường ở xương khớp dưới đây, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng bệnh.
- Đau khớp: Tại vị trí khớp bị thoái hóa thường xuất hiện cơn đau âm ỉ, mức độ đau tăng dần, đau nhiều hơn khi vận động, sinh hoạt.
- Cứng khớp: Tình trạng cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Khi thoái hóa khớp nặng thì tình trạng cứng khớp xuất hiện thường xuyên hơn.
- Có tiếng lạo xạo khi cử động: Khi bị thoái hóa, phần sụn, đệm giữa 2 đầu xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn giảm nên bạn sẽ cảm thấy lạo xạo trong khớp khi di chuyển.
- Khó khăn khi vận động: Bệnh thoái hóa khớp sẽ làm bạn đau nhức khớp xương, khó khăn trong vận động, sinh hoạt.
- Khớp sưng, biến dạng, teo khớp: Thoái hóa khớp khi không được điều trị sớm sẽ khiến khớp xương bị biến dạng, teo khớp.
Nguyên nhân thoái hóa khớp
Theo TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cơ thể con người trải qua 3 giai đoạn chính. Giai đoạn phát triển, giai đoạn nằm ngang và giai đoạn đi xuống.
Trong giai đoạn nằm ngang và giai đoạn đi xuống cơ thể xảy ra quá trình thoái hóa khớp. Quá trình này diễn ra từ từ, từng chút một, tích tụ dần đến ngưỡng nhất định sẽ gây đau.
"Thông thường quá trình thoái hóa bắt đầu ở độ tuổi 30-35. Quá trình hủy hoại nhanh hơn quá trình tái tạo. Khoa học gọi quá trình thoái hóa này là do sự già hóa của cơ thể. Nghĩa là ai cũng sẽ trải qua. Sự già hóa này tích tụ làm bề mặt sụn bị phá hủy, làm khớp bị tổn thương khiến người bệnh bị tàn phế", tiến sĩ Nam Anh giải thích.
Nguyên nhân thứ 2 gây thoái hóa khớp là do tác động từ bên ngoài, lối sống không khoa học như cơ thể béo phì, vận động quá mức, ngồi không đúng tư thế... Những hoạt động này gây áp lực lên khớp, quá sức chịu đựng của khớp dẫn đến thoái hóa.
Nhóm người có nguy cơ mắc thoái hóa khớp
Trao đổi với VNE, TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết tình trạng thoái hóa khớp thứ phát dễ gặp ở người trẻ, người tập thể dục thể thao quá mức hoặc tập thể thao không đúng cách. "Nhiều bạn trẻ làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, không thể dục thể thao. Đến ngày chủ nhật lại đi tập 7, 8 tiếng liền để bù đắp. Điều này là tuyệt đối không nên vì rất dễ gặp vấn đề thoái hóa khớp" - tiến sĩ Nam Anh ví dụ.
Những người này rơi vào nhóm làm việc trong môi trường văn phòng, ít vận động thể dục, thể thao. Cụ thể khi bạn trẻ làm việc trong môi trường văn phòng quá dài, hít thở không đảm bảo lượng oxy cần thiết cho cơ thể, quá trình tưới máu không đều khiến cho dinh dưỡng đến các khớp bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, ngồi văn phòng lâu làm chuyển hóa cơ thể bị rối loạn. Nhiều bạn mải mê với công việc, đặc biệt là làm việc với máy tính, tập trung tư tưởng và công việc ngồi bất động một tư thế cũng tác động đến khớp dẫn đến đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau cột sống thắt lưng.
Giảm cân nặng, giảm nguy cơ thoái hóa khớp
Trả lời Tuổi Trẻ Online, TS.BS Nguyễn Đình Khoa, trưởng khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết thoái hóa khớp là một bệnh lý rất thường gặp và thông thường, tuổi thoái hóa khớp điển hình là từ 40 - 50 tuổi trở lên, song hiện nay những người trẻ bị thoái hóa khớp cũng tương đối nhiều.
Vài năm gần đây, tổng số bệnh nhân đến khám tại phòng khám cơ xương khớp của bệnh viện khoảng 70.000 - 80.000 lượt người mỗi năm, trong khi 4-5 năm trước đó chỉ có khoảng 40.000 - 50.000 người. Những người dưới 40 tuổi khám về cơ xương khớp chiếm ít nhất khoảng 30%.
Theo bác sĩ Khoa, phụ nữ có nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn nam giới. Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thoái hóa khớp sớm.
Vì vậy để phòng bệnh thoái hóa khớp, người trẻ nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Ước tính người trẻ bị thừa cân nếu giảm được 5kg cân nặng thì sẽ giảm được khoảng 50% nguy cơ thoái hóa khớp về sau.