Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 16/02/2022 10:17 (GMT+7)

TP.HCM thí điểm tổ chức 5 tuyến xe buýt điện trên địa bàn

Theo dõi GĐ&PL trên

UBND TPHCM vừa chấp thuận chủ trương thí điểm tổ chức 5 tuyến xe buýt điện trên địa bàn TPHCM kể từ quý 1/2022.

Thời gian thí điểm 24 tháng từ khi các tuyến xe buýt điện bắt đầu hoạt động.

Về phương thức thực hiện, trong thời gian thí điểm, Sở Giao thông vận tải TP vận dụng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá đã được ban hành đối với các loại xe buýt CNG có sức chứa tương đương đang hoạt động trên địa bàn TP để đặt hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện.

Trường hợp UBND TPHCM ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá đối với loại hình xe buýt điện trong thời gian thí điểm thì áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của loại hình xe buýt điện được ban hành cho thời gian thí điểm còn lại. Tỷ lệ trợ giá/chi phí chiếm tỉ lệ 44,1% và sẽ được xem xét điều chỉnh theo quy định sau khi bộ định mức kỹ thuật, đơn giá xe buýt điện được TP ban hành.

tm-img-alt
Ảnh:Internet.

Về kinh phí trợ giá là nguồn vốn sự nghiệp (trợ giá xe buýt).

UBND TPHCM giao Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan triển khai việc thí điểm. Trong đó, cân nhắc việc áp dụng công nghệ, phương án bán vé xe buýt theo hướng hiện đại để tạo thuận tiện cho người dân và dễ dàng kiểm soát doanh thu, mức độ hiệu quả của các tuyến buýt, làm căn cứ điều chỉnh các chính sách hỗ trợ.

Sau giai đoạn thí điểm, Sở Giao thông vận tải TP tổng kết, đánh giá để đề xuất triển khai các bước tiếp theo trong công tác đấu thầu hoặc đặt hàng theo quy định, đảm bảo phù hợp với thực tiễn và khả năng cân đối của ngân sách.

Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá đối với loại hình xe buýt điện để triển khai và áp dụng chính thức trên địa bàn TP.

Bên cạnh đó, thành lập tổ công tác theo dõi, đánh giá, đề xuất điều chỉnh tỷ lệ trợ giá/chi phí và các nội dung liên quan hoạt động thí điểm, đảm bảo chặt chẽ, khả thi, tuyệt đối không để xảy ra lãng phí, tiêu cực, gây thất thoát ngân sách.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...