Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 20/03/2023 07:00 (GMT+7)

TP.HCM: Giải pháp cải tạo, xây dựng mới nhà vệ sinh công cộng ở quận 1

Theo dõi GĐ&PL trên

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh như thế tại buổi làm việc với UBND quận 1 về việc tổ chức nhà vệ sinh công cộng ở quận sáng 19/3.

tm-img-alt
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chủ trì buổi làm việc.

Sáng 19/3, tại buổi làm việc với UBND quận 1, ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM - yêu cầu các đơn vị trước ngày 30/4 phải có chuyển biến trong chuyện thiếu nhà vệ sinh công cộng. Theo ông Nên, dù là công trình phụ nhưng nhà vệ sinh công cộng là nhu cầu bức thiết trong đời sống hằng ngày mà TP cần đặc biệt quan tâm. Nhà vệ sinh còn là biểu hiện cho lối sống, văn hóa của người dân TP.HCM khi du khách nhìn vào.

Bí thư Nguyễn Văn Nên nhắc lại, từ trước đến nay, TPHCM đã có chủ trương, triển khai thực hiện việc vận động, cải tạo và xây dựng mới các nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên, một thời gian thiếu sự đầu tư, kiểm tra giám sát, nâng cấp cải tạo dẫn đến tình trạng như vừa qua. Ông thẳng thắn chỉ ra, TPHCM cần phải nhìn lại vấn đề này một cách nghiêm túc. Từ đó, TPHCM phải hành động một cách quyết liệt để khắc phục tình trạng trong thời gian sớm nhất.

Ông Nên nêu ví dụ người lao động đi xe máy rất ngại gửi xe để đi vào nhà vệ sinh của nhà hàng, địa điểm du lịch… bởi có khi phí gửi xe còn cao hơn cả phí đi vệ sinh. Làm sao để tất cả mọi người đều có cơ hội giải quyết nhu cầu khi cần là vấn đề cần đặt ra. Thời gian qua, TP ghi nhận có những nhà vệ sinh xây xong để đó không sử dụng, có nơi thiếu quỹ đất, thiếu kinh phí để xây dựng. Ông cho rằng các địa phương có khó khăn vướng mắc gì cần kiến nghị tháo gỡ ngay, chậm nhất đến 30-4 phải có những chuyển biến căn bản.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Đức Thanh - Chủ tịch UBND quận 1 - cho biết, hiện nay trên địa bàn quận 1 có tổng cộng 18 nhà vệ sinh công cộng. Ngoài ra, khu vực quận 1 có nhiều cơ sở kinh doanh, cửa hàng tiện lợi, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại được trang bị nhà vệ sinh hiện đại có thể vận động hỗ trợ phục vụ miễn phí cho người dân và du khách.

UBND quận 1 đã đề xuất 3 giải pháp. Giải pháp 1, vận động các cơ sở kinh doanh, cửa hàng, khách sạn,... trên địa bàn hỗ trợ, tạo điều kiện người dân và du khách được sử dụng miễn phí nhà vệ sinh. Đến nay đã có 100 đơn vị tham gia vào phong trào này.

Quận 1 đề xuất tổ chức thực hiện việc đánh giá, chấm điểm nhà vệ sinh đối với các cửa hàng, quán ăn, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn với tiêu chí nhà vệ sinh sạch.

Lập mạng lưới các địa điểm nhà vệ sinh trên địa bàn quận 1 để phục vụ cho công tác quản lý và đánh giá chất lượng. Phổ biến, thông tin rộng rãi về các mạng lưới này bằng công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông đại chúng để mọi người dễ dàng nhận biết, tiếp cận sử dụng.

Giải pháp 2 là nâng cấp, cải tạo và nâng cao chất lượng phục vụ các nhà vệ sinh công cộng hiện hữu. Giải pháp 3 là đầu tư xây dựng mới nhà vệ sinh công cộng tại các khu đất trống chưa thực hiện dự án. Chủ tịch UBND quận 1 cho biết, qua rà soát, UBND quận 1 đã có văn bản kiến nghị UBND TPHCM và Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM chấp thuận chủ trương xây dựng mới nhà vệ sinh công cộng tạm thời tại 5 vị trí. Theo dự kiến, chi phí đầu tư khoảng 2,5 tỉ đồng đối với 5 nhà vệ sinh; chi phí vận hành khoảng 2 tỉ đồng/năm.

Báo cáo bổ sung, Phó chủ tịch quận 1 Nguyễn Vũ Quang Vinh, cho biết, trong 18 khu vệ sinh công cộng chỉ có 5 nhà vệ sinh thu phí. Khó khăn lớn nhất của nhà đầu tư khi xây dựng nhà vệ sinh là địa điểm xây dựng; kinh phí đầu tư ban đầu; chi phí vận hành.

Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Văn Nên hoan nghênh quận 1 đã có những sáng kiến mang tính chất vận động các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tạo điều kiện cho người dân và khách du lịch sử dụng miễn phí nhà vệ sinh. Ông giao nhiệm vụ với quận trung tâm tiếp tục thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị, trong đó đặt nhà vệ sinh công cộng lên là nhu cầu thiết yếu, quan trọng để quan tâm, đầu tư quản lý đúng với mục tiêu xây dựng thành phố văn minh.

Ông Nên cũng nhìn nhận song song với các đề xuất, kế hoạch xây dựng, cải tạo nhà vệ sinh thì việc duy trì quản lý, duy tu rất cần các địa phương tính toán. Phải làm sao để có đơn vị quản lý và duy trì, nâng cao trách nhiệm của đơn vị quản lý. Phải có cơ chế bảo đảm quyền lợi, khuyến khích khen thưởng để nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý nhà vệ sinh công cộng.

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 vì phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phú Thọ: Cần giám định nguyên nhân sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu vào 9/9/2024

Tin mới