Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 28/09/2024 12:57 (GMT+7)

Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50m2

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 27/9/2024, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND, quy định các nội dung quan trọng liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố.

Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50m2
Ảnh minh họa.

Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND này có hiệu lực từ ngày 07/10/2024, áp dụng cho các cơ quan nhà nước, người sử dụng đất theo Luật Đất đai và các bên liên quan trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.

Một trong những điểm đáng chú ý của quyết định này là các tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất dưới 2ha đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất sang mục đích khác.

Để thực hiện chuyển đổi, người sử dụng đất cần có phương án trồng rừng thay thế hoặc hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng theo quy định về lâm nghiệp; đồng thời, phải có phương án sử dụng tầng đất mặt phù hợp với pháp luật về trồng trọt.

Quyết định cũng đề cập đến việc rà soát, công bố công khai danh mục và quy trình giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp hoặc nằm xen kẹt, không có đường giao thông kết nối do Nhà nước quản lý.

Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện sẽ chủ trì việc đo đạc, xác định các thửa đất này và đề xuất phương án sử dụng phù hợp, báo cáo UBND cấp huyện. Trong đó, các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt sẽ ưu tiên cho mục đích công cộng. Nếu không phù hợp, các thửa đất này có thể được giao hoặc cho thuê cho người sử dụng đất liền kề.

Danh mục các thửa đất này phải được công khai trong vòng 10 ngày làm việc sau khi phê duyệt, thông qua cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện và xã.

Thông tin cũng được thông báo trên báo chí, truyền hình và hệ thống truyền thanh cấp xã, đồng thời niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, khu vực công cộng.

Quyết định còn quy định rõ về việc công nhận quyền sử dụng đất ở đối với các thửa đất được hình thành trước và sau các thời điểm quan trọng.

Đối với thửa đất hình thành trước ngày 18/12/1980, diện tích công nhận đất ở sẽ bằng 5 lần hạn mức giao đất ở tối đa nhưng không vượt quá diện tích thực tế.

Đối với thửa đất hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993, hạn mức công nhận sẽ khác nhau tùy thuộc vị trí địa lý của thửa đất. Ví dụ, các quận có hạn mức 120m2, còn các xã miền núi là 500m2.

Về tách thửa đất ở, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2.

Tại các xã vùng đồng bằng, diện tích sau tách phải không nhỏ hơn 80m2, ở vùng trung du là 100m2, vùng miền núi là 150m2. Điều này nhằm bảo đảm quy hoạch hợp lý, tránh chia nhỏ thửa đất quá mức.

Đối với đất phi nông nghiệp, việc tách thửa phải tuân thủ các điều kiện khắt khe.

Đất thương mại, dịch vụ tại phường, thị trấn phải có chiều dài và chiều rộng tối thiểu từ 4m và 10m trở lên, với diện tích ít nhất là 400m2.

Tại các xã, diện tích tối thiểu là 800m2 cho đất thương mại, dịch vụ.

Đất phi nông nghiệp không thuộc nhóm thương mại, dịch vụ cần diện tích tối thiểu 1.000m2 tại phường, thị trấn và 2.000m2 tại các xã.

Riêng đất nông nghiệp, thửa đất trồng cây hằng năm tại phường, thị trấn cần diện tích tối thiểu 300m2, cây lâu năm 500m2 và rừng sản xuất 5.000m2. Tại các xã, diện tích tương ứng là 500m2, 1.000m2 và 5.000m2. Quy định này giúp bảo đảm quy mô canh tác hợp lý, tránh việc chia nhỏ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Nếu người sử dụng đất muốn dành một phần để làm lối đi, thửa đất phải bảo đảm lối đi có chiều rộng mặt cắt ngang từ 3,5m trở lên tại phường, thị trấn và từ 04m trở lên tại các xã. Sau khi tách, thửa đất vẫn phải đáp ứng điều kiện về loại đất quy định trong Luật Đất đai.

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu về đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai
(Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai về việc đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai, Bộ Tài chính cho biết đang tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản trong thời gian qua để báo cáo các cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Xử lý nhà, đất không sử dụng sau sắp xếp bộ máy
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu trường hợp nhà, đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích thì khẩn trương quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định, tuyệt đối không để lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước.
Sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh thì có phải đổi GCNQSDĐ mới không?
Mới đây, tại Kết luận 126-KL/TW của Bộ Chính trị về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 có yêu cầu về việc nghiên cứu, đề xuất phương án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh và báo cáo kết quả vào quý III/2025. Vậy, khi bắt đầu thực hiện việc sáp nhập này thì người dân có phải đổi GCNQSDĐ mới không?
Thêm 08 trường hợp được đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất năm 2025
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất tại Nghị định 103/2024/NĐ-CP và Nghị định 104/2024/NĐ-CP.
Cần quy định cụ thể, bảo đảm khả thi việc thực hiện dự án nhà ở thương mại
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 55/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Nghị định hướng dẫn chi tiết Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Tin mới