Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 21/09/2021 09:51 (GMT+7)

TP.HCM công bố 4 nhóm chính khó khăn vì dịch COVID-19 nhận hỗ trợ đợt 3, tổng cộng hơn 7,3 triệu người

Theo dõi GĐ&PL trên

Chiều ngày 20/9, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã thông tin cụ thể về phương án triển khai gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch tại địa phương vào chiều 20/9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, dịch bệnh chuyển biến nhanh, thời gian giãn cách xã hội kéo dài làm cho người dân đã khó khăn ngày càng khó khăn hơn do mất việc, không có thu nhập.

Do đó, ngoài các gói cứu trợ an sinh xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các tổ chức, cá nhân, được sự chấp thuận của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, UBND TP.HCM tiếp tục triển khai phương án hỗ trợ đợt 3, nhằm chia sẻ phần nào khó khăn, bức bách của người dân.

Từ kinh nghiệm tổ chức thực hiện các gói hỗ trợ đợt 1, đợt 2 thời gian qua, UBND TP.HCM sẽ triển khai phương án hỗ trợ đợt 3 theo nguyên tắc dựa trên cơ sở hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động gặp khó khăn đã được chi trả đợt 1, đợt 2 và những trường hợp thật sự khó khăn được cập nhật bổ sung để xác định số người được hỗ trợ ở đợt 3.

Quá trình rà soát, lập danh sách, tổ chức thẩm định và phê duyệt phải đảm bảo nguyên tắc chi đủ, chi đúng, không bỏ sót, không trùng lắp, không phân biệt thường trú, tạm trú, lưu trú, không lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân.

TP.HCM công bố 4 nhóm chính khó khăn vì dịch COVID-19 nhận hỗ trợ đợt 3, tổng cộng hơn 7.3 triệu người - Ảnh 1.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan. (Ảnh: TTBC).

Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan thông tin thêm về đối tượng hỗ trợ đợt 3 bao gồm 4 nhóm chính:

1. Thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng đang gặp khó khăn.

2. Người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn do bị mất việc làm, không có thu nhập, trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, đang thực tế có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn (bao gồm những trường hợp đang cách ly, đang điều trị bệnh tại các cơ sở y tế không có mặt tại địa phương).

3. Người phụ thuộc của đối tượng số 2 gồm: cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn tại thời điểm khảo sát và lập danh sách (bao gồm những trường hợp đang cách ly, đang điều trị bệnh tại các cơ sở y tế không có mặt tại địa phương).

4. Người lưu trú tạm thời trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo, có hoàn cảnh thật sự khó khăn, trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách và đang có mặt tại địa bàn xã, phường, thị trấn.

Các trường hợp không được hỗ trợ trong đợt này bao gồm: Người đang hưởng lương hưu; Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động; Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội và được doanh nghiệp trả lương của tháng 8/2021.

Trong thời gian tới, trên địa bàn Thành phố sẽ có khoảng 53.483 hộ nghèo và hộ cận nghèo với khoảng 210.178 nhân khẩu.

Dự kiến số lượng người hỗ trợ trong đợt này là 7.347.116 người.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.