Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 09/09/2021 06:40 (GMT+7)

TP.HCM: Công an làm việc với 200 người nhờ mua hàng hộ nhưng không nhận và đã tìm ra nguyên nhân

Theo dõi GĐ&PL trên

Sau khi làm việc với hơn 200 trường hợp đặt mua hộ nhưng không nhận hàng, Công an TP xác định việc không nhận hàng do một số nguyên nhân.

Chiều ngày 8/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM (Ban chỉ đạo) tổ chức họp báo cung cấp, tuyên truyền về một số thông tin nổi bật trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP 24 giờ qua.

tm-img-alt
Thượng tá Lê Mạnh Hà. Ảnh: Trung tâm báo chí TP. HCM.

Thông tin tại buổi họp báo, Thượng tá Lê Mạnh Hà - Phó trưởng Phòng tham mưu - Công an TP cho biết, thời gian qua, báo chí đưa nhiều tin, bài phản ảnh tình trạng người dân "bom hàng" đối với lực lượng "đi chợ hộ", gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.

Căn cứ nội dung thông tin báo chí phản ánh, CATP đã rà soát các Công ty vận chuyển hàng (shipper) và không phát hiện có tình trạng "bom hàng".

TP.HCM: Công an làm việc với 200 người nhờ mua hàng hộ nhưng không nhận và đã tìm ra nguyên nhân - Ảnh 1.
Lực lượng quân đội đi chợ hộ người dân phường Cô Giang, quận 1 tại cửa hàng tự động. Ảnh: Người lao động.

Qua quá trình kiểm tra, xác minh tại 21 quận, huyện và Thành phố Thủ Đức, phát hiện có tình trạng đơn hàng không giao nhận được tại TP. Thủ Đức, các Quận 4, 6, Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Phú.

Sau khi làm việc với hơn 200 trường hợp đặt mua hộ nhưng không nhận hàng và những người quản lý App, đường link, người "đi chợ hộ", Công an TP xác định việc không nhận hàng do một số nguyên nhân.

Cụ thể như, người dân không quen sử dụng công nghệ, thao tác không quen nên đặt trùng đơn, sau đó hủy lệnh nhưng không biết cách hủy trên hệ thống nên đơn hàng vẫn được thực hiện; Dữ liệu khi đặt hàng chưa chính xác nên bộ phận giao hàng không tìm được địa chi để giao hàng (có trường hợp địa chỉ đặt hàng ở tỉnh Bình Dương); Người dân đã hủy đơn nhưng hệ thống không cập nhật dẫn đến vẫn giao hàng và bị từ chối.

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp đơn đặt hàng quá lâu chưa nhận được hàng nên người dân đã chọn kênh cung cấp khác để mua. Ngoài ra còn có trường hợp người dân đi cách ly y tế nên không nhận được hàng hoặc bên cung cấp giao không đúng mặt hàng đã đặt, không đủ số lượng hàng hoặc giao nhầm đơn nên cũng bị người dân từ chối nhận hàng. Hay trường hợp người dân đã nhận hàng rồi nhưng siêu thị vẫn giao thêm lần nữa nên bị từ chối.

"Thời gian tới, Công an TP tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương điều tra làm rõ các trường hợp liên quan. Đặc biệt sẽ tập trung xác minh các trường hợp nghi vấn cố tình quấy rối công tác phòng chống dịch và xử lý nghiệm theo quy định của pháp luật", thượng tá Lê Mạnh Hà nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.