Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 07/02/2023 14:15 (GMT+7)

Tội nhận hối lộ là gì? Mức phạt tù đối với tội nhận hối lộ

Theo dõi GĐ&PL trên

Nhận hối lộ là gì? Khi nào một hành vi nhận hối lộ sẽ bị truy tố và xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay?

Tội nhận hối lộ là gì?

Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất khác) dưới bất kỳ hình thức nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người khác hoặc cho tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vi lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội nhận hối lộ như sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Như vậy, đối với tội nhận hối lộ thì mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

tm-img-alt
Tội nhận hối lộ là gì? Mức phạt tù đối với tội nhận hối lộ.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

* Khách thể của tội phạm

Tội nhận hối lộ trực tiếp xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

* Mặt khách quan của tội phạm

Được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

a. Thủ đoạn phạm tội

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện việc nhận hối lộ.

- Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện bởi 02 hành vi:

a.1 Hành vi nhận tiền, của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc qua trung gian (1).

a.2 Làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa (2).

Trong hai loại hành vi khách quan này thì hành vi (1) có thể thực hiện trước hành vi (2), tức là nhận của hối lộ rồi làm hoặc không làm một việc gì vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa. Nhưng hành vi (2) cũng có thể thực hiện trước hành vi (1) – tức là làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa rồi sau đó nhận hối lộ.

Nếu người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa rồi sau đó nhận của hối lộ thì phải thỏa mãn điều kiện là có sự thỏa thuận trước mới cấu thành tội nhận hối lộ.

Nếu người phạm tội làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa mà cấu thành một tội độc lập thì ngoài tội nhận hối lộ họ còn bị truy tố thêm tội đã cấu thành.

b. Phương tiện phạm tội:

b.1 Tương tự như đối với tội tham ô, Bộ luật hình sự năm 2015 đã nâng mức định giá trị tài sản trong tình tiết định tội và định khung tăng nặng của tội nhận hối lộ. Cụ thể:

+ Đối với mức định lượng của giá trị tài sản nhậ hối lộ trong khung định tội, Bộ luật hình sự 2015 đã tăng từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng. Nếu giá trị của nhận hối lộ dưới 2.000.000 đồng thì phải đáp ứng một trong hai điều kiện: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc bị kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

+ Đối với mức định lượng của giá trị tài sản nhận hối lộ trong khung tăng nặng, 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng lên 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng cho hình phạt từ 07 năm đến 15 năm, từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng lên mức từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng đối với hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

b.2 Bộ luật hình sự năm 2015 còn bổ sung thêm tình tiết định khung tăng nặng đối với trường hợp “ gây thiệt hại về tài sản ” (chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 1999) với các mức định lượng giá trị như sau: gây thiệt hịa về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng (phạt tù từ 07 năm đến 15 năm); gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên (phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình).

Đồng thời, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm lợi ích phi vật chất vào cấu thành định tội danh này, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm nhận hối lộ và hối lộ.

Tội này hoàn thành một trong hai thời điểm: Nếu chủ động đòi hối lộ thì hoàn thành từ thời điểm đòi. Nếu không đòi hối lộ thì hoàn thành từ thời điểm nhận hối lộ.

* Chủ thể của tội phạm: là người có chức vụ quyền hạn ở khu vục Nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

c. Về hình phạt

- Người phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều 354 bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Các tình tiết tăng nặng:

Đối với các trường hợp phạm tội thuộc định khung tăng nặng, phị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, ngoài việc nâng định mức giá trị tài sản nhận hối lộ, bổ sung tình tiết gây thiệt hại tài sản, Bộ luật hình sự 2015 còn sửa đổi tình tiết tăng nặng “ phạm tội nhiều lần ” ( theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999) thành “ phạm tội từ 02 lần trở lên” nhằm nâng cao tính răn đe và hiệu lực của chế tài. Cụ thể, các trường hợp phạm tội sau thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

+ Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (theo Bộ luật hình sự năm 1999, mức phạt tiền với tội danh này được quy định từ một lần đến năm lần của hối lộ).

Cùng chuyên mục

Khi nào thì được hoãn thi hành án dân sự?
Khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì tổ chức, cá nhân được thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự nơi xét xử sơ thẩm để thi hành án. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân thì một số trường hợp theo quy định của pháp luật, Cơ quan thi hành án dân sự (CQTHADS) được quyền ra quyết định hoãn thi hành án dân sự.

Tin mới

Đến hết ngày 31/3 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử sẽ bị xử lý
Bộ Công thương vừa ban hành các văn bản bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Công thương các tỉnh, thành phố; các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ để hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, cơ quan liên quan xác định đối tượng, tổ chức thực hiện để bảo đảm quyền lợi cho người dân được hưởng chính sách bảo hiểm y tế (BHYT).