Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 31/07/2022 10:00 (GMT+7)

Tội 'Hành hạ người khác' bị xử lý thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Tội "Hành hạ người khác" là tội phạm xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Vậy, tội danh này sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Thế nào là tội "Hành hạ người khác"?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, tội "Hành hạ người khác" hiện nay được quy định tại Điều 140, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, hành hạ người khác được hiểu là đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình và bị xử lý hình sự. Cụ thể:

- Hành vi đối xử tàn ác là làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần như: Bỏ đói, đánh đập,… và các hành vi đối xử tàn ác thường lặp đi lặp lại. kéo dài trong khoảng thời gian nhất định.

- Hành vi làm nhục là làm cho nạn nhân bị đau đớn về tinh thần, nhân phẩm bị bêu xấu, xuyên tạc bằng các hành vi: Chửi rủa, xỉ vả người khác trước đám đông, tung tin đồn không đúng sự thật khiến danh dự, nhân phẩm của người khác bị ảnh hưởng…

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Đáng lưu ý, nạn nhân của tội "Hành hạ người khác" là những người có quan hệ lệ thuộc với người có hành vi hành hạ nhưng không phải là quan hệ ông bà, cha mẹ, vợ chồng hay con cái mà là trong các quan hệ xã hội, tôn giáo, công việc…

Ví dụ: Quan hệ lệ thuộc giữa nhân viên với thủ trưởng, giữa bác sĩ với bệnh nhân, học trò với thầy cô giáo…

Điều này có nghĩa, trường hợp nạn nhân có mối quan hệ hôn nhân, gia đình đối với người có hành vi hành hạ thì không cấu thành tội "Hành hạ người khác" mà hành vi này sẽ cấu thành tội "Ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình" được quy định tại Điều 151, Bộ luật Hình sự.

Bên cạnh đó, nếu như tội "Hành hạ người khác" cấu thành hình thức tức chỉ cần có hành vi phạm tội thì được xem là tội phạm hoàn thành, trong khi đó tội "Ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình" lại có cấu thành hình thức tức hành vi phạm tội phải để lại hậu quả (thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần…) thì tội phạm mới được coi là hoàn thành.

Mức phạt tội "Hành hạ người khác" thế nào?

Tại Điều 140, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định mức phạt tội "Hành hạ người khác" cụ thể như sau:

- Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm với trường hợp đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình (không thuộc trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình).

- Khung 02:

Phạt tù từ 01 - 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

Đối với 02 người trở lên.

Cùng chuyên mục

Nghỉ hưu có được nhận lại tiền bảo hiểm thất nghiệp đã đóng?
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Bộ này đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc về việc nghiên cứu sửa đổi Luật Việc làm theo hướng người đóng BHTN nhưng đến khi về hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) thì được thanh toán số tiền cá nhân đã đóng BHTN (1%) vào Quỹ BHTN vì theo nguyên tắc của bảo hiểm là có đóng có hưởng.
Gia hạn sử dụng đất đối với các trường hợp đã hết thời hạn sử dụng đất trước ngày 01/8/2024
Luật Đất đai năm 2024 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có quy định xử lý đối với các trường hợp tổ chức sử dụng đất đã hết thời hạn sử dụng đất trước ngày 01/8/2024. Vậy, pháp luật quy định như thế nào đối với các trường hợp tổ chức sử dụng đất đã hết hạn sử dụng đất mà Nhà nước chưa thu hồi đất?
Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

Tin mới

Triệt phá đường dây “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, bắt 4 đối tượng
Ngày 22/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ và lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối với nhiều đối tượng về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015.
Nghỉ hưu có được nhận lại tiền bảo hiểm thất nghiệp đã đóng?
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Bộ này đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc về việc nghiên cứu sửa đổi Luật Việc làm theo hướng người đóng BHTN nhưng đến khi về hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) thì được thanh toán số tiền cá nhân đã đóng BHTN (1%) vào Quỹ BHTN vì theo nguyên tắc của bảo hiểm là có đóng có hưởng.