Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 05/08/2022 15:47 (GMT+7)

Tìm hiểu về bệnh rối loạn tiền đình và những hệ lụy

Theo dõi GĐ&PL trên

Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

Chứng bệnh này rất nguy hiểm nếu bất thình lình xảy ra khi đi trên đường hoặc đang làm việc liên quan đến máy móc nguy hiểm.

Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trung niên, lão niên, phụ nữ tiền mãn kinh. Nhưng thời gian gần đây đối tượng mắc bệnh là người trẻ tuổi ngày càng gia tăng, nhất là những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng máy lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính.

Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt những người có bệnh lý đi kèm như thiếu máu não hoặc tăng huyết áp có thể gây đột quỵ dẫn đến tử vong.

Rối loạn tiền đình gồm có hai loại: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Ảnh minh họa

Tiền đình là gì?

Hệ thống tiền đình của cơ thể là một bộ phận rất quan trọng của hệ thần kinh trung ương, giúp cơ thể định vị được vị trí của mình trong không gian ba chiều và giúp con người ngồi hoặc đứng, đi lại dễ dàng. Khả năng giữ thăng bằng cơ thể tùy thuộc vào các cảm giác đến từ ba vùng chính là mắt, tai trong và các thớ thịt, khớp xương. Bộ phận tiền đình có trách nhiệm cung cấp cho não bộ các cảm giác về tư thế, vị trí và sự xoay của cơ thể cũng như sự hiện diện các vật xung quanh.

Các chuyển động như quay mình, nghiêng sang phải qua trái, tới phía trước phía sau, lên trên hay xuống dưới đều được các bộ phận này ghi nhận. Não bộ tiếp nhận, phân tích, phối hợp các tín hiệu này để giữ vững cơ thể. Khi não bộ không sử dụng được các tín hiệu này hoặc tín hiệu không rõ rệt, trái ngược nhau thì cơ thể sẽ bị mất thăng bằng.

Biểu hiện của rối loạn tiền đình

Người ta chia rối loạn tiền đình gồm hai loại: rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương.

Rối loạn tiền đình ngoại biên: thường gặp với biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế. Đây là bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.

Rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai.

Người bệnh còn có thể có một số triệu chứng kèm theo như: nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng…

Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường do tổn thương tai trong, hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu…

Rối loạn tiền đình trung ương: là bệnh lý thường gặp, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng có kèm theo nôn.

Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ vữa động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hóa cột sống cổ làm chèn ép mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình trung ương.

tm-img-alt

Hạn chế rối loạn tiền đình

Ở những người bị rối loạn tiền đình nên có những lưu ý sau để tránh gặp hậu quả khôn lường:

Thận trọng trong tư thế sinh hoạt, không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Cần thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy.Uống đủ nước 2 lít/ngày, tránh để quá khát mới uống nước. Giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt... Đặc biệt, người bệnh tuyệt đối không được leo trèo cao và phải hợp tác với thầy thuốc để việc điều trị được tốt.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà, nhưng cần đến gặp bác sĩ ngay khi thấy:

Bị mất định hướng không gian và thời gian. Nói khó khăn, tay chân run rẩy, cảm thấy lảo đảo, muốn té ngã. Tê các đầu ngón chân, ngón tay. Đau tức ngực hoặc nhịp tim nhanh hay chậm bất thường, cũng là các triệu chứng bệnh. Đau đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác...

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.
Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.