Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 14/05/2022 15:10 (GMT+7)

Thuốc kháng sinh làm tăng nguy cơ viêm ruột ở người cao tuổi

Theo dõi GĐ&PL trên

Thuốc kháng sinh là 'vũ khí' để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Thế nhưng, người cao niên uống càng nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột (IBD), một nghiên cứu mới cho thấy.

Theo các tác giả nghiên cứu, các phát hiện này có thể giúp giải thích về sự gia tăng bệnh Crohn và viêm loét đại tràng (loại viêm ruột phổ biến) ở người lớn tuổi,

TS Adam Faye, Trường Y khoa NYU Grossman, Thành phố New York, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Khi xem xét những bệnh nhân trẻ hơn với những chẩn đoán mới về bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, nhìn chung có một tiền sử gia đình rõ ràng. Nhưng điều đó lại không đúng ở những người lớn tuổi. Do đó, ở những người lớn tuổi, chúng tôi nghĩ rằng các yếu tố môi trường quan trọng hơn di truyền.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Đối với nghiên cứu, TS Faye và các đồng nghiệp của ông đã phân tích hồ sơ kê đơn cho 2,3 triệu người lớn từ 60 tuổi trở lên ở Đan Mạch mới được chẩn đoán mắc IBD từ năm 2000 đến năm 2018; đánh giá tác động của việc sử dụng kháng sinh tích lũy, thời gian sử dụng kháng sinh và mối liên hệ giữa các loại kháng sinh cụ thể và sự phát triển của IBD...

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng bất kỳ việc sử dụng kháng sinh nào đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển IBD và nguy cơ tăng lên đáng kể với mỗi đợt sử dụng kháng sinh.

Cụ thể, so với những người không sử dụng kháng sinh trong 5 năm trước đó, những người sử dụng một đợt kháng sinh có nguy cơ bị chẩn đoán IBD mới cao hơn 27%, hai đợt với nguy cơ cao hơn 55%, 3 đợt với nguy cơ cao hơn 67% và 4 đợt có nguy cơ cao hơn 96%. Từ 5 đợt trở lên có nguy cơ cao hơn 236%, các nhà nghiên cứu báo cáo.

Nghiên cứu cũng cho thấy những người đã dùng thuốc kháng sinh trong vòng một hoặc hai năm trước đó có tỷ lệ chẩn đoán IBD mới cao nhất, nhưng nguy cơ vẫn tăng cao đối với những người dùng thuốc trong vòng hai đến 5 năm trước đó.

Nguy cơ tăng IBD được tìm thấy đối với tất cả các loại kháng sinh ngoại trừ nitrofurantoin, thường được kê đơn cho nhiễm trùng đường tiết niệu. Thuốc kháng sinh thường được kê đơn cho các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa có nhiều khả năng liên quan đến chẩn đoán IBD mới.

Tất cả các nhóm kháng sinh đều có liên quan đến sự phát triển của IBD, bao gồm cả những loại không được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Fluoroquinolones, nitroimidazoles, và macrolide có nguy cơ cao nhất.

Các phát hiện cho thấy các bác sĩ nên xem xét IBD khi thấy người lớn tuổi có các triệu chứng tiêu hóa mới, đặc biệt nếu họ có tiền sử sử dụng kháng sinh, TS Faye khuyến cáo.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng kháng sinh một cách thận trọng để ngăn ngừa IBD và kháng kháng sinh./.

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...

Tin mới

Nâng cao cảnh giác trước các tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến
Công an tỉnh Long An khiến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến. Tuyệt đối không truy cập hoặc làm theo hướng dẫn trong các đường link liên kết dẫn đến những trang web cờ bạc. Đánh bạc dưới mọi hình thức là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Trường không được thu thêm tiền dạy 02 buổi/ngày với chương trình chính khóa
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, việc tổ chức dạy 02 buổi/ngày không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào điều kiện của từng trường. Tuy nhiên, nếu buổi thứ hai được sử dụng để giãn thời lượng dạy học chính khóa, thì 100% học sinh phải tham gia và nhà trường tuyệt đối không được thu bất kỳ khoản phí nào. Nơi nào đã thu phí trong trường hợp này đều là sai và cần được chấn chỉnh ngay.
Giá vàng hôm nay (10/4): Vàng tăng sốc, vì sao?
Giá vàng hôm nay (10/4): Thị trường vàng trong nước chứng kiến đà tăng mạnh mẽ ở cả vàng miếng và vàng nhẫn của nhiều thương hiệu lớn. So với phiên trước đó (9/4), mức tăng phổ biến dao động từ 1 đến 2 triệu đồng mỗi lượng, phản ánh xu hướng tăng giá rõ rệt.