Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 23/03/2021 17:23 (GMT+7)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước

Theo dõi GĐ&PL trên

Sáng 23/3, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Quốc hội dành ra 7 ngày để thực hiện công tác nhân sự là quy trình không thể cắt giảm được. Quy trình hết sức chặt chẽ, được thực hiện tuần tự từng bước, bài bản, từng chức danh và không thể cắt giảm được. Kỳ này, Quốc hội sẽ kiện toàn 25 chức danh gồm: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ… và phê chuẩn việc bổ nhiệm các thành viên Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.

Cụ thể, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; đồng thời bầu nhân sự thay thế giữ các chức danh này bằng hình thức bỏ phiếu kín. Tân Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ nhậm chức ngay sau khi được Quốc hội bầu.

Quốc hội cũng sẽ tiến hành bầu, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, bao gồm: Phó Chủ tịch nước, một số Phó Chủ tịch Quốc hội và Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội, một số Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ miễn nhiệm, bầu mới Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, một số Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia cũng như Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh.

Để thực hiện nguyên tắc làm việc (quyết định theo đa số) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến chương trình đã bố trí việc miễn nhiệm và bầu nhân sự thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tiến hành theo 3 đợt: Chủ tịch Quốc hội, một số Phó Chủ tịch Quốc hội, một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để luôn bảo đảm số lượng cần thiết thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quốc hội dành khoảng 4,5 ngày để thảo luận dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của: Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Hội đồng Bầu cử Quốc gia báo cáo kết quả hoạt động từ khi thành lập đến tháng 3/2021; Xem xét, quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026; Xem xét, thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV (trong đó, có nội dung quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026).

Mở rộng thông tin tới các cơ quan thông tấn báo chí, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, báo cáo công tác nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chính phủ sẽ được trình bày trước Quốc hội ở kỳ họp tới đây. Nhiệm kỳ này, Quốc hội có nhiều hoạt động đổi mới trong hoạt động về các hoạt động lập pháp, giám sát, các vấn đề được thảo luận. Có những luật, những điều cần thiết trong cuộc sống cần sửa đổi bổ sung thì trình Quốc hội, sau đó Quốc hội thông qua.

Công tác giám sát, chất vấn của Quốc hội cũng có nhiều đổi mới. Hình thức hỏi nhanh đáp gọn, hỏi 1 phút trả lời 3 phút đã có hiệu ứng rất tốt. Khi đó, người hỏi sẽ chọn lọc những vấn đề rất cụ thể, chi tiết; còn người trả lời cũng phải biết rõ ràng, nâng cao trình độ bản thân. Hình thức hỏi đáp này cũng tạo điều kiện cho kỳ họp có nhiều câu hỏi hơn, nhiều người được hỏi và nhiều người trả lời.

Đặc biệt, nhiệm kỳ này, Quốc hội đã chuyển từ hình thức tham luận sang tranh luận. Việc tranh luận được thực hiện rất sôi nổi, có hiệu quả, thực chất hơn. Điều này khiến cử tri và nhân dân rất thích và theo dõi. Với những nội dung sát thực tiễn, việc đổi mới đã rất rõ.

Bên cạnh đó, Quốc hội có sự giám sát chặt chẽ, kỹ càng. Quốc hội chia thành 2 lần là giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ để giám sát việc thực hiện các lời hứa của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, những điều làm được, chưa làm được.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Quảng Ninh tung chương trình ưu đãi sâu đến 50% cho du khách
Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Chủ tịch Hà Nam: Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group sẽ từng bước đưa Phủ Lý thành đô thị đáng sống
Chỉ trong thời gian ngắn, những hạng mục đầu tiên của đại đô thị nghỉ dưỡng quy mô 420ha Sun Urban City của Sun Group đã dần lộ diện: trục cảnh quan lễ hội, Công viên nước Sun World... Ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tin tưởng: “Sun Urban City sẽ làm thay da đổi thịt cho Phủ Lý”.
Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.