Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 17/08/2023 14:33 (GMT+7)

Thành lập ngân hàng huyết thanh tại TP HCM

Theo dõi GĐ&PL trên

Với sức chứa lưu trữ từ 400.000 - 450.000 mẫu huyết thanh, ngân hàng huyết thanh do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) thành lập đã bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 17/8. 

Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngân hàng huyết thanh là đơn vị tổ chức thu thập, bảo quản và cung cấp các nguồn mẫu để thực hiện xét nghiệm, phục vụ công tác kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm với 4 mục tiêu chính là: dự đoán hoặc phát hiện sớm khả năng bùng phát dịch, đánh giá tình hình miễn dịch cộng đồng, đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp và khảo sát sự lưu hành thầm lặng của tác nhân gây bệnh.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố sẽ xây dựng kế hoạch thu thập mẫu định kỳ cho ngân hàng huyết thanh, xây dựng bộ quy trình bảo quản, truy xuất và sử dụng mẫu phục vụ cho các mục tiêu khác nhau của kiểm soát dịch bệnh.

Đơn vị sẽ xây dựng các mô hình phân tích dữ liệu; từ đó, đưa ra những định hướng cho các quyết định y tế công cộng trên địa bàn. Trước mắt, Trung tâm sẽ khai thác nguồn mẫu từ ngân hàng huyết thanh để đánh giá miễn dịch đối với bệnh sởi, tay chân miệng; qua đó dự đoán nguy cơ dịch tại Thành phố. Trong tương lai, ngân hàng huyết thanh tiếp tục được mở rộng nguồn mẫu và đa dạng hóa các loại mẫu để đáp ứng nhu cầu kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm và hướng đến kiểm soát các bệnh tật khác.

Ngân hàng huyết thanh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật được trang bị 5 tủ âm sâu, 3 máy ly tâm lạnh cùng các trang thiết bị và đội ngũ nhân sự đáp ứng cho công tác thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối mẫu. Hiện công suất lưu trữ của ngân hàng huyết thanh là từ 4.000 - 4.500 mẫu và dự kiến sẽ tăng thêm dung lượng lưu trữ trong thời gian tới.

Làm rõ hơn vai trò của ngân hàng huyết thanh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Tấn (Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford (OUCRU)) cho biết, mục tiêu của việc điều tra huyết thanh là theo dõi mức độ miễn dịch trong cộng đồng đối với một tác nhân gây bệnh nào đó nhằm cung cấp những dữ liệu khoa học giúp đề ra các chính sách y tế phù hợp (ví dụ như chính sách tiêm chủng hay ứng phó với một dịch bệnh mới nổi).

Từ lâu, các nước trên thế giới đã tiến hành xây dựng ngân hàng huyết thanh và các chương trình điều tra dịch tễ huyết thanh học tương ứng. Tại Vương quốc Anh, ngân hàng huyết thanh được thành lập vào năm 1986, đến nay đã thu nhận trên 200.000 mẫu huyết thanh từ người dân Anh ở các độ tuổi khác nhau.

Tại Việt Nam, một số ngân hàng huyết thanh cũng đã được thành lập thông qua chương trình nghiên cứu điều tra dịch tễ của Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. Trọng tâm của các chương trình giám sát này có thể kể đến như: HIV, Zika virus, viêm gan siêu vi B và C, cúm A H5N1. Trong năm 2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford thực hiện 3 đợt khảo sát và thu thập mẫu huyết thanh để đánh giá tình trạng miễn dịch với COVID-19.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.