Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 26/02/2024 13:58 (GMT+7)

Tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn, chỉ định trong khám bệnh, điều trị cho người bệnh

Theo dõi GĐ&PL trên

Nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi cho người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm, bảo đảm chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trên tổ chức phổ biến và thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản liên quan. 

Tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn, chỉ định trong khám bệnh, điều trị cho người bệnhẢnh minh hoạ.

Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản về việc tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn, chỉ định trong khám bệnh, điều trị cho người bệnh gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường Đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các Bộ, ngành.

Văn bản nêu rõ, Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc cần nghiên cứu triển khai, tuân thủ đúng các nội dung quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trong các văn bản này có quy định rõ việc kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế.

Nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi cho người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm, bảo đảm chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trên tổ chức phổ biến và thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản liên quan.

Trong đó có quy định quan trọng như tại Điều 7 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:

- Khoản 7 kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh;

+ Khoản 9 kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.

Điều 63 quy định về sử dụng thuốc trong điều trị gồm:

- Điểm a, khoản 1: Chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;

- Điểm b, khoản 1: Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị trên chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ đúng quy định kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đồng thời tiếp tục thực hiện theo văn bản số 1696/KCB-NV trước đó của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế về việc tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Rà soát, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực trong kê đơn thuốc, chỉ định các kỹ thuật, dịch vụ y tế để lấy "hoa hồng", gây phiền hà cho người bệnh nhằm trục lợi từ người bệnh cũng như Quỹ Bảo hiểm y tế.

Theo Bộ Y tế đây là vấn đề rất quan trọng, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai các nội dung trên, báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) và cơ quan có thẩm quyền nếu có các khó khăn vướng mắc...

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Yên Bái: 1 người bị sét đánh tử vong
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, người tử vong do sét đánh là ông Mè Văn Th. (sinh năm 1979, ở tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn).