Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 16/08/2023 16:08 (GMT+7)

Rằm tháng 7, gia chủ đã biết loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ?

Theo dõi GĐ&PL trên

Có rất nhiều loài hoa đẹp với màu sắc bắt mắt, màu thơm đặc biệt, thế nhưng, không phải loài hoa nào cũng phù hợp để dâng lên bàn thờ tổ tiên cúng Rằm tháng 7 âm lịch.

Cúng Rằm tháng 7 là phong tục có từ lâu đời của mỗi gia đình người Việt với cỗ cúng trang trọng, thành kính dành cho Phật trời, tổ tiên và thí thực cho các vong linh trong tháng Xá tội vong nhân.

Trong ngày này, ngoài việc chuẩn bị những mâm cỗ chỉn chu, mỗi gia đình còn chú trọng lựa chọn hoa cúng sao cho phù hợp.

Hoa trên ban thờ có hoa cắm bình và hoa để trên đĩa. Đối với bàn thờ ngày Rằm tháng 7, người ta thường duy trì cả hai loại này.

Rằm tháng 7, gia chủ đã biết loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ? Ảnh 1
Nên chọn những loại hoa quả tươi để dâng lên mâm cúng Rằm tháng 7.

Những loại hoa nên dâng lên bàn thờ trong ngày Rằm tháng 7

1.Hoa sen

Rằm tháng 7, gia chủ đã biết loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ? Ảnh 2
Hoa sen được nhiều người lựa chọn để dâng lên mâm cúng ngày Rằm tháng 7.

Hoa sen là loài hoa được người đời yêu quý. Nhất là trong giới Phật tử, hoa sen được dùng để cúng và làm chỗ ngồi cho chư Phật.

Chẳng riêng gì giới Phật tử quý trọng hoa Sen mà cả trong đền thờ, nghệ phẩm thời cổ, hoa sen còn được dùng làm để trang trí. Như ở Ai Cập cách nay 5.000 năm, hoa sen là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc.

Từ ngàn xưa, hoa sen được xem là vật thiêng liêng đối với các tôn giáo, vì nó là một thứ hoa tượng trưng cho vũ trụ hữu hình và vô hình, tượng trưng cho sức sáng tạo vật chất và tinh thần của vạn vật. Người ta dùng nó để cúng các đấng thần linh. Thế nên, đây cũng là một loài hoa được nhiều người lựa chọn trong dịp tháng 7 âm lịch.

2.Hoa ngọc lan

Rằm tháng 7, gia chủ đã biết loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ? Ảnh 3
Loài hoa màu trắng thuần khiết, hương thơm thơm ngát, phù hợp dâng lên bàn thờ.

Hoa ngọc lan là loài hoa trắng muốt, nhỏ nhoi, e ấp. Hoa ngọc lan tự nép mình trong vòm lá xanh nhưng vẫn không giấu nổi mùi hương thơm ngát lan tỏa.

Lá, hoa và hình dáng của loài hoa rất giống với hoa mộc lan. Tuy nhiên, hoa ngọc lan mọc thành cụm giữa các nách lá, hơn là mọc đơn ở đầu cành như của loài mộc lan.

3.Hoa cúc vàng

Rằm tháng 7, gia chủ đã biết loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ? Ảnh 4
Hoa cúc vàng rất phù hợp để dâng lên bàn thờ không chỉ trong dịp Rằm tháng 7 mà các dịp thờ cúng khác đều phù hợp.

Hoa cúc vàng là loài hoa được nhiều gia đình chọn mua để đặt lên bàn thờ vào những dịp cúng giỗ và ngày Rằm tháng 7 cũng không ngoại lệ.

Cúc xếp thứ 2 trong tứ quý "Tùng - Cúc - Trúc - Mai". Hoa cúc vàng tượng trưng cho sự trường thọ, vào ngày Rằm tháng 7, các gia chủ đặt hoa cúc vàng lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện sự hiếu thảo với ông bà tổ tiên và cầu bình an cho gia đình.

4.Hoa mẫu đơn

Rằm tháng 7, gia chủ đã biết loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ? Ảnh 5
Loài hoa mẫu đơn.

Hoa mẫu đơn là loài hoa tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, sung túc,... bên cạnh đó nó cũng tượng trưng cho tình mẫu tử liêng thiêng, sự hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên.

Nhiều gia đình cũng thường chọn hoa mẫu đơn để dâng lên bàn thờ để cúng Rằm tháng 7.

5.Hoa hồng

Rằm tháng 7, gia chủ đã biết loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ? Ảnh 6
Hoa hồng cũng rất phù hợp để dâng lên bàn thờ tổ tiên vào Rằm tháng 7.

Nếu nghĩ rằng hoa hồng chỉ đại diện cho tình yêu thì bạn đã nhầm. Màu hoa dịu dàng với những cánh hoa e ấp sẽ giúp gia chủ xua đuổi tà khí, giữ lại bình yên, hạnh phúc cho gia đình.

Trong mâm cúng rằm tháng 7, gia chủ đừng quên đặt loài hoa này lên bàn thờ để gia đạo ấm êm, hạnh phúc viên mãn đến năm sau.

Những loại hoa không nên dâng lên bàn thờ cúng Rằm tháng 7

1.Các kiểu hoa giả

Rằm tháng 7, gia chủ đã biết loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ? Ảnh 7
Dù khá bắt mắt nhưng gia chủ không nên dâng hoa giả lên bàn thờ.

Hoa quả được dâng lên bề trên là biểu hiện của lòng thành của con cháu. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình, người ta sẽ chọn lựa lễ vật phù hợp. Tuy nhiên, không nên chọn hoa giả để bày biện cúng.

Theo quan niệm tâm linh của người Việt, hoa tươi mang ý nghĩa tốt lành và tươi mới. Do đó, việc bày biện hoa giả vào những ngày Rằm không chỉ không tôn trọng mà còn bất kính với thần linh và gia tiên, cũng như không có lợi cho phong thuỷ.

2.Hoa dâm bụt

Rằm tháng 7, gia chủ đã biết loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ? Ảnh 8

Loài hoa có màu đỏ, bông đẹp nhưng vì tên hoa có chữ “dâm” đằng trước nên cũng phải kiêng kị.

3.Hoa đại (sứ, chămpa)

Rằm tháng 7, gia chủ đã biết loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ? Ảnh 9

Loại hoa này tuy thơm, màu đẹp nhưng không dùng để cúng trên bàn thờ vì theo dân gian nó liên quan chuyện tình yêu trai gái.

4.Hoa Nhài

Rằm tháng 7, gia chủ đã biết loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ? Ảnh 10

Hoa Nhài là biểu tượng của tình yêu, sự tinh khiết, tận tâm và lòng chung thủy. Bên cạnh đó, mỗi loại hoa với mỗi màu sắc khác nhau đều mang ý nghĩa riêng. Tuy nhiên, trong dân gian là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh, do đó, chúng ta không nên dùng loài hoa này để dâng lên bàn thờ.

5.Hoa phong lan

Rằm tháng 7, gia chủ đã biết loại hoa nào nên và không nên dâng lên bàn thờ? Ảnh 11

Loài hoa này tuy đẹp, bền nhưng không nên dùng vì có nhiều màu rực rỡ. Đồng thời chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng không hợp với sự trang nghiêm.

Cùng chuyên mục

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12
Sửa quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; hồ sơ thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Đăng ký thường trú cho trẻ trong 60 ngày kể từ khi đăng ký khai sinh
Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày được đăng ký khai sinh thì bố mẹ hoặc người giám hộ, chủ hộ phải làm thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo thông tin về cư trú cho người chưa thành niên. Nếu bố mẹ không có cả nơi thường trú và tạm trú thì phải khai báo thông tin về nơi cư trú cho người chưa thành niên.

Tin mới

Khắc phục ít nhất 3/4 tài sản tham ô, người bị kết án tử hình có thể được giảm nhẹ mức án
Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội "Tham ô tài sản", tội "Nhận hối lộ" mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.