Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 09/01/2023 16:45 (GMT+7)

Phát hiện vụ đấu trộm nước sạch sông Đà cực lớn, khối lượng thất thoát có thể lên tới 1 tỷ đồng

Theo dõi GĐ&PL trên

Hộ dân được cho là đã đấu nối nước trái phép trực tiếp từ ống phân phối chính (DN200) của hệ thống cấp nước sông Đà. Đơn vị cấp nước tính toán thất thoát có thể lên tới hơn 1 tỷ đồng.

Ngày 9/1, tờ Tiền phong dẫn lời đại diện Công ty CP Viwaco cho biết, đơn vị vừa phát hiện một vụ việc nhà dân đấu nối trái phép vào đường ống phân phối nước sông Đà để sử dụng.

Phát hiện vụ đấu trộm nước sạch sông Đà cực lớn, khối lượng thất thoát có thể lên tới 1 tỷ đồng Ảnh 1
Ba căn nhà sử dụng nước trái phép. (Ảnh: Tiền phong).

Vụ việc xảy ra tại địa chỉ 17 Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy.

Cụ thể, ngày 29/12/2022 trong quá trình cải tạo mạng lưới cấp nước tuyến đường Hồ Tùng Mậu, Công ty CP Viwaco phát hiện 1 đai nước nối từ ống phân phối gang DN200 ra ống HDPE 50 dẫn nước vào trong nhà khách hàng tại địa chỉ 17 Hồ Tùng Mậu.

Sau khi phát hiện vụ việc, công ty đã trình báo công an phường Mai Dịch, công an quận Cầu Giấy. Cơ quan chức năng đã cử lực lượng xuống tiến hành kiểm tra hiện trường, lập biên bản, quay phim, chụp ảnh.

Công ty CP Viwaco đã cắt bịt đoạn ống đấu nối trái phép trên và bàn giao tang vật vi phạm cho công an phường Mai Dịch.

Công ty đã mời khách hàng lên làm việc nhưng ông này không đến. Đơn vị đã ngừng cấp nước đối với địa chỉ nêu trên.

Phát hiện vụ đấu trộm nước sạch sông Đà cực lớn, khối lượng thất thoát có thể lên tới 1 tỷ đồng Ảnh 2
Đường ống đấu nối trái phép đã được bàn giao cho cơ quan công an. (Ảnh: Tiền phong).

Cũng theo nguồn tin trên, địa chỉ nhà trên có 3 số nhà từ 13 - 17 Hồ Tùng Mậu, được cho thuê làm các dịch vụ khác nhau. Ngôi nhà có đăng ký sử dụng nước cho số nhà 17 Hồ Tùng Mậu nhưng lại đấu nối để cấp nước cho số nhà 13.

Về phần nhà số 15 và 17, chủ nhà đã cho đấu nối trái phép từ đường cấp chính (đường ống 200) để sử dụng. Ống nước đấu trái phép không đi thẳng trực tiếp vào nhà mà đấu hướng sang phía bên đường rồi mới vòng vào nhà.

Đại diện Viwaco cho biết, đây là vụ việc đấu trộm nước lớn nhất từ trước đến nay bị phát hiện. Bởi chưa có đơn vị nào đấu trực tiếp từ đường ống chính cấp nước sông Đà.

Hiện đơn vị có 2 phương án để tính toán tổn thất. Thứ nhất là tính từ thời điểm đơn vị tiếp nhận đường ống sông Đà năm 2009, mỗi giờ nước xả từ ống D200 ra ống 50 và nhà khoảng 4m3, mỗi ngày tính sử dụng 8 tiếng là 24m3 thì tổng thiệt hại của công ty là hơn 1 tỷ đồng.

Phương án thứ 2 là tính theo chỉ số nước của hộ gia đình đang sử dụng (theo đồng hồ là 3.817m3), nhân ba lần (do đường ống đấu trộm lớn gấp 3), thiệt hại lên đến hàng trăm triệu.

Cùng chuyên mục

Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.