Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 01/10/2021 17:25 (GMT+7)

Phát hiện biến thể COVID-19 mới có khả năng 'trốn' miễn dịch

Theo dõi GĐ&PL trên

Các nhà khoa học Hà Lan cho biết biến thể COVID-19 mới B.1.1.523 có những dấu hiệu cho thấy khả năng ‘trốn’ miễn dịch.

BioRxiv là nền tảng xuất bản các báo cáo khoa học sơ bộ chưa được bình duyệt.

Theo nghiên cứu công bố giữa tháng 9, biến thể mới được các nhà khoa học Hà Lan xác định là B.1.1.523. Nó lần đầu tiên được công nhận là một biến thể vào ngày 14/7/2021.

Theo Sáng kiến toàn cầu về chia sẻ toàn bộ dữ liệu bệnh cúm (GISAID), tổng cộng 533 trường hợp mắc B.1.1.523 đã được ghi nhận trên thế giới, tính đến ngày 19 tháng 8 năm 2021.

Phát hiện biến thể COVID-19 mới có khả năng trốn miễn dịch - Ảnh 1.
Ảnh minh họa virus SARS-CoV-2.

Một số trường hợp mắc biến thể COVID-19 này đã được báo cáo ở Nga, Đức, Mỹ và Úc, các nhà khoa học đến từ Trung tâm Y tế Đại học Maastricht , thành phố Maastricht, Hà Lan, viết trong nghiên cứu.

Theo dữ liệu giám sát trình tự gen, các trường hợp đầu tiên liên quan đến biến thể B.1.1.523 được báo cáo vào tháng 2 năm 2021. Tần suất của biến thể này tăng lên vào tháng 5 năm 2021 và tỷ lệ phổ biến của nó giảm vào tháng 6 năm 2021. Các nhà khoa học quan sát thấy biến thể này không lây nhiễm cho bất kỳ nhóm tuổi cụ thể nào.

Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu Hà Lan giải thích rằng không dễ dàng gì để xác định được nguồn gốc của biến thể này. Nhưng sau khi sử dụng trình tự bộ gen để xây dựng một mô hình, họ phát hiện tất cả các trường hợp đều đến từ một ‘nhánh’. Kết quả cho thấy nguồn gốc của biến thể này có thể là ở Nga và lần đầu tiên nó được ghi nhận là ở Moscow.

Vì sao các nhà khoa học lo ngại về biến thể này?

Các chuyên gia từ Trung tâm Y tế Đại học Maastricht của Hà Lan cho biết biến thể B.1.1.523 có sự kết hợp mới lạ của nhiều đột biến liên quan đến vùng protein gai. Những đột biến này đã được phát hiện ở các biến thể đáng lo ngại (Variant of Concern – VoC) khác.

Nhiều đột biến trong số này có liên quan đến khả năng trốn tránh sự bảo vệ của hệ miễn dịch. Một trong số đó là đột biến E484K - có trong các biến thể B.1.351 và P.1, cả hai biến thể đều liên quan chặt chẽ đến việc giảm hiệu quả của vaccine.

Những phát hiện này rất quan trọng vì biến thể mới có thể thách thức hiệu quả của các loại vaccine hiện có, các nhà nghiên cứu viết. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định khả năng lây truyền của biến thể này, và điều này sẽ hỗ trợ việc phát triển các chiến lược ngăn chặn sự lây lan thêm của chủng này.

(Nguồn: News-Medical)

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.