Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 30/09/2021 14:30 (GMT+7)

Xét nghiệm Covid-19 bằng nước bọt 'chính xác hơn dùng tăm bông'?

Theo dõi GĐ&PL trên

Phương pháp này được nhà khoa học Robert B. Darnell phát minh trong lúc làm kit test nội bộ cho Đại học Rockefeller.

Với ưu điểm dễ quản lý và an toàn hơn các phương pháp có sẵn vào thời điểm đó, cách xét nghiệm bằng nước bọt đã được sử dụng hàng chục nghìn lần trong vòng 9 tháng qua trong phạm vi trường học.

Một nghiên cứu mới đã xác nhận biện pháp của Darnell hoạt động tốt, thậm chí có thể vượt trội hơn xét nghiệm mũi họng. Cụ thể, khảo sát trên 162 người cho thấy xét nghiệm nước bọt giúp phát hiện tất cả các trường hợp nhiễm virus, trong khi xét nghiệm mũi họng bỏ sót 4 ca.

Xét nghiệm SARS-CoV-2 tiềm tàng mối nguy lây nhiễm cực lớn khi bệnh nhân phải kéo khẩu trang xuống dưới mũi để nhân viên y tế lấy mẫu dịch.

Phương pháp này cũng yêu cầu cao đối với việc vệ sinh, khiến vật tư y tế và trang thiết bị bảo hộ được thay liên tục gây cạn kiệt.

Với xét nghiệm nước bọt, người nghi ngờ nhiễm bệnh có thể tự lấy mẫu tại nhà rồi gửi tới phòng thí nghiệm. Không chỉ thế, họ còn có thể tối ưu chi phí xét nghiệm.

Mỗi lần xét nghiệm nước bọt chỉ tốn 2 USD, trong khi xét nghiệm dịch mũi họng có thể lên đến 10 - 100 USD tùy từng quốc gia và hình thức làm việc.

Xét nghiệm Covid-19 bằng nước bọt 'chính xác hơn dùng tăm bông'?

Thử nghiệm cho thấy phương pháp này có thể phát hiện một hạt virus duy nhất trong một microlit nước bọt, con số có thể so sánh với các xét nghiệm có tính nhạy cảm cao nhất.

Sau khi được bang New York phê duyệt, Đại học Rockefeller triển khai xét nghiệm nước bọt với lịch trình sàng lọc hàng tuần. Hơn 65.000 xét nghiệm đã được thực hiện bằng phương pháp này.

Viện Y tế Howard Hughes, Stop Covid-19 và hệ thống chăm sóc sức khỏe tích hợp của New York, Đại học Washington, Đại học California Berkeley, Đại học Columbia, Đại học Bang Michigan, Viện Công nghệ Massachusetts và Viện Max Planck là những cơ quan được chia sẻ quy trình xét nghiệm.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.