Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 13/12/2021 11:20 (GMT+7)

Phấn đấu đến 2025, 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với dịch vụ công

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 12/12, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã ký quyết định ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Bộ Giao thông Vận tải đặt nhiều mục tiêu cải cách hành chính; trong đó, phấn đấu đến năm 2025, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính và sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải đạt tối thiểu 90%.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. 

Ngoài ra, từ nay đến năm 2025, tập trung hoàn thiện thể chế và các khung khổ pháp lý để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số; hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế.

Đồng thời, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và cắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ Giao thông Vận tải cũng sẽ ứng dựng công nghệ thông tin mạnh mẽ trong thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, đẩy nhanh lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo tối thiểu 80% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông Vận tải có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến. Tối thiểu 80% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông Vận tải có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4. Trong số đó, ít nhất 80% thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, giúp người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận. 

Trong xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Bộ Giao thông Vận tải phấn đấu 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh, xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả hệ thống thông tin của Bộ Giao thông Vận tải.

Ngoài ra, Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Giao thông Vận tải hướng đến mục tiêu tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải liên quan đến người dân, doanh nghiệp; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau; nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải. Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải…

Cùng chuyên mục

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.