Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 18/11/2022 07:27 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí trong nhà gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Theo dõi GĐ&PL trên

Mùi khói thuốc, độ ẩm không khí cao, dùng nhiều thảm trải sàn và hương thơm nhân tạo là biểu hiện cho thấy không khí trong nhà có nguy cơ ô nhiễm.

Ô nhiễm không khí trong nhà là gì?

Thực tế, không khí trong nhà mà bạn hít thở là một loại hỗn hợp khí nguy hiểm bao gồm các chất kích thích, chất gây ung thư, hóa chất gây hại, chất gây độc thần kinh, mạt bụi nhà, chất gây dị ứng và vi trùng… Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi độ tuổi. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và rối loạn phát triển, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Điểm mặt 11 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

1. Sự tăng trưởng của nấm mốc

Các bào tử nấm mốc, đặc biệt là trong thời tiết ẩm ướt, là tác nhân quan trọng gây ô nhiễm không khí trong nhà. Nấm mốc có thể hình thành trên tường nhà, kệ bếp, thảm, quần áo để lâu ngày… Việc hít phải các bào tử nấm mốc có thể kích hoạt các cơn ho, gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ nhỏ và cả người lớn.

2. Sưởi ấm, nấu ăn bằng các loại than

Nhiều gia đình có thói quen sử dụng than củi, than đá… để đun nấu và sưởi ấm. Điều này là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành carbon monoxide, một loại khí độc hại đối với sức khỏe con người.

Ngoài ra, việc sử dụng bếp than để nấu ăn, sưởi ấm hoặc đốt nhang thường xuyên… làm cho khói tích tụ trong không gian của ngôi nhà. Việc hít phải khói bụi gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho các thành viên trong gia đình.

tm-img-alt

3. Thảm chùi chân, thảm trải sàn

Thảm là nơi trú ngụ của rất nhiều vi sinh vật như ve, mạt bụi nhà – yếu tố được chứng minh là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, những chiếc thảm được làm bằng chất liệu nhân tạo cũng có thể chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) bao gồm toluene, formaldehyd và benzene. Đây là những chất gây ung thư đã được các nhà khoa học xác nhận.

4. Sơn tường

Hầu hết các loại sơn tường thông thường hiện nay đều có chứa chì. Việc tiếp xúc với chì lâu dài khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng và rất khó để điều trị. Hơn nữa, nhiều loại sơn có thể chứa các hợp chất dễ bay hơi tác động xấu đến sức khỏe qua đường hô hấp.

5. Khói thuốc lá

Trong gia đình có người hút thuốc cũng là nguyên nhân khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khói thuốc lá cũng có thể bám trên quần áo người hút cũng như người thường xuyên tiếp xúc với người hút thuốc và hòa trộn với không khí trong nhà, “ám” vào thảm, sofa, rèm cửa… gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Nicotine trong khói thuốc là một chất gây ung thư điển hình.

6. Hóa chất tẩy rửa

Hầu hết các chất tẩy rửa đều có chứa hợp chất dễ bay hơi (VOC) như aerosol, gây ra nhiều vấn đề về hô hấp. Trong thành phần của nhiều dung dịch tẩy trắng có chứa chlorin, chất có nguy cơ tạo ra khí clo. Đây là một loại khí cực kỳ có hại, thậm chí có nguy cơ gây tử vong nếu hít phải quá nhiều.

7. Sơn, véc ni trên đồ gia dụng, nội thất

Rất nhiều đồ gia dụng và nội thất bằng gỗ, mây, tre, cói… thường được phủ sơn, véc ni. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người hít phải sơn, véc ni có nguy cơ bị hen suyễn, rối loạn sinh lý, thậm chí gây ung thư. Nguyên do là vì thành phần của véc ni thường có chứa bột sắt công nghiệp, thủy ngân, chì… là những chất gây nguy hại cho sức khỏe. Trẻ em tiếp xúc với các chất này làm gia tăng nguy cơ bị hen suyễn.

8. Sáp thơm, xịt phòng nhân tạo làm mát không khí

Hầu hết các sản phẩm như sáp thơm, xịt phòng… làm mát không khí bày bán sẵn trên thị trường hiện nay đều có chứa glycol ether gốc ethylene. Những thành phần này gây ra các vấn đề về thần kinh cũng như liên quan đến máu. Chúng cũng chứa phthalates, một chất gây rối loạn nội tiết ở trẻ sơ sinh, gây cản trở sự tiết hormone trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển.

Ngoài ra, nhiều người có thói quen bỏ long não (băng phiến) trong tủ quần áo, nhà tắm để đuổi gián và khử mùi. Băng phiến chứa naphthalene, một hóa chất dễ bay hơi tạo ra các chất gây ô nhiễm tồn tại dưới dạng khí.

9. Nến

Nến chủ yếu được sản xuất từ sáp paraffin, một phụ phẩm của dầu mỏ và được xử lý bằng thuốc tẩy để làm trắng. Khi được đốt cháy, nến giải phóng benzen và toluene… là những chất gây ung thư.

Trong khi đó, các nhà sản xuất nến thường thêm thuốc nhuộm nhân tạo, hương liệu tổng hợp để tạo màu và tạo hương thơm. Trong những thành phần đó thường có chứa acrolein, chất gây ung thư phổi. Như vậy có thể thấy việc sử dụng nến trong nhà chẳng khác gì việc kích hoạt quả bom hẹn giờ gây ra sự tàn phá đường hô hấp.

10. Sử dụng hóa mỹ phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)

Việc dùng dung dịch keo xịt tóc, sơn móng tay… có thể khiến các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được thải vào không khí trong nhà gây ô nhiễm.

11. Thú cưng

Chó, chim, mèo, các loài bò sát… cũng là nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà mà ít người nghĩ đến. Lông, phấn, động vật ký sinh… trên cơ thể vật nuôi cũng là nguồn gây dị ứng cho nhiều người. Do đó, nếu gia đình có nuôi thú cưng, bạn nên hạn chế không cho chúng chơi đùa trong phòng khách, nhà bếp, đặc biệt là phòng ngủ để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, bạn cần tiêm chủng và tiêm thuốc ngừa giun sán, tắm rửa định kỳ cho chúng.

Những ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà đến sức khỏe

Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác động của ô nhiễm không khí trong nhà đối với sức khỏe con người:

1. Ung thư

Việc tiếp xúc với nhiều chất như benzen, toluene, formaldehyd, acrolein, nicotine, amiăng… làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư.

2. Hen suyễn và các bệnh hô hấp khác

Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà khiến bạn thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chất ô nhiễm gây cản trở hô hấp, làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh về đường hô hấp, phổ biến nhất là hen suyễn, viêm phế quản và viêm xoang.

3. Viêm phế nang dị ứng ngoại lai (viêm phổi tăng cảm)

Việc thường xuyên tiếp xúc với mạt bụi nhà, nấm mốc và vi khuẩn, côn trùng… làm phát sinh tình trạng này. Bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai gây ra chứng khó thở cấp tính cùng các triệu chứng giống như cúm.

4. Vấn đề sức khỏe sinh sản

Phthalates, amiăng, nicotine… có thể gây ra các vấn đề với sức khỏe sinh sản bao gồm chất lượng tinh trùng kém, suy giảm nồng độ testosterone và sự phát triển bất thường của các cơ quan sinh dục.

5. Kích ứng da

Formaldehyd, một chất gây ô nhiễm không khí chính trong nhà, là nguyên nhân gây ra một loạt các kích ứng da, bao gồm dị ứng và viêm.

6. Các vấn đề về hệ thần kinh

Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm như chì và formaldehyd có thể gây ra nhiều vấn đề về thần kinh, bao gồm cả sự sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer trong thời gian dài.

7. Vấn đề tim mạch, đường tiêu hóa và thận

Carbon monoxide, một chất gây ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch (CVD), có nguy cơ gây tử vong. Ngoài ra, sức khỏe đường tiêu hóa, thận cũng chịu ảnh hưởng từ việc hít phải không khí bị ô nhiễm.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.