Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 27/12/2022 14:32 (GMT+7)

Những cặp thuốc bổ không nên uống cùng nhau

Theo dõi GĐ&PL trên

Vitamin và các chất dinh dưỡng bổ sung khác như kẽm, magiê, canxi tuy rất tốt nhưng không phải loại nào cũng có thể dùng kết hợp với nhau.

Uống chất bổ sung hay thường gọi là thuốc bổ, là cách tuyệt vời để bổ sung vitamin và khoáng chất mà bạn bị thiếu.

Nhưng bạn hãy thận trọng, không phải “thuốc bổ” thì uống thế nào cũng được, mà bạn cần biết rằng, có những loại “thuốc bổ” bạn không nên uống cùng nhau.

tm-img-alt
Có những loại thuốc bổ không nên uống cùng nhau - Ảnh minh hoạ

Vì sao không nên dùng một số chất bổ sung cùng nhau?

Có nhiều lý do, bao gồm cản trở sự hấp thụ các khoáng chất “yếu” hơn có trong vitamin tổng hợp, làm mất tác dụng của thuốc hoặc làm tăng các triệu chứng bất thường khác.

Các chất bổ sung mà bạn không nên dùng cùng lúc bao gồm:

Magiê và canxi

Magiê là một khoáng chất cần thiết để hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể vận hành đúng cách. Magiê hỗ trợ chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và điều hòa huyết áp. Khoáng chất này được tìm thấy trong thực phẩm như các loại rau lá xanh, các loại đậu, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Nếu cơ thể không đủ magiê sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và loãng xương. Những người cao tuổi, nghiện rượu, bị tiểu đường, vừa trải qua phẫu thuật thường thiếu khoáng chất này.

Canxi là một khoáng chất quan trọng khác đối với sức khỏe của xương.

Khoáng chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như sữa, sữa chua và pho mát.

Tương tự magiê, thiếu canxi có thể tăng cao nguy cơ loãng xương.

Vì lẽ đó nên không ít người tưởng rằng bổ sung cả canxi và magiê cùng lúc sẽ tốt cho sức khỏe "gấp đôi". Tuy nhiên, nếu kết hợp hai khoáng chất này có thể dẫn đến giảm hấp thu magiê nếu dùng canxi với liều lượng rất cao (khoảng 2.600mg mỗi ngày).

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo những người có nguy cơ cao bị thiếu magiê khi bổ sung canxi chỉ nên uống canxi trước khi đi ngủ và bổ sung magiê qua thực phẩm trong bữa ăn.

Vitamin C và đồng

Chúng ta bổ sung vitamin C vì nhiều lý do: nhằm giúp tạo collagen, tăng sức đề kháng, giúp vết thương mau lành, chống nhiễm trùng, giảm đau sau phẫu thuật hoặc hạ huyết áp.

Khoáng chất đồng tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng, giúp tạo ra các mô liên kết và tạo nên cấu trúc cho cơ thể. Đồng giúp thay đổi nồng độ lipid trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch. Chất bổ sung này cũng tốt cho người bị bệnh Alzheimer.

Đồng có nhiều trong gan, hàu, tảo, nấm, tôm hùm, rau xanh… Vitamin C có nhiều trong cam, đu đủ, dưa hấu, rau cải… Cả hai cũng có trong nhiều loại thuốc bổ sung. Nhưng nếu dùng cả hai kết hợp, đặc biệt quá nhiều vitamin C (trên 1.500mg) có thể làm giảm hấp thu đồng.

Sắt và trà xanh

Sắt là một khoáng chất hỗ trợ các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Các chất bổ sung sắt thường được khuyên dùng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, ung thư và một số rối loạn tiêu hóa, người đang mang thai.

Trà xanh là một thức uống phổ biến. Nó giúp giữ tinh thần tỉnh táo, giảm bớt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và giảm cơn đau đầu, đồng thời bảo vệ chống lại bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

Nhưng uống trà xanh cùng với sắt có thể làm giảm sự hấp thụ của khoáng chất sắt.

Kẽm làm giảm hiệu quả một số thuốc

Kẽm là một khoáng chất có nhiều vai trò đối với khả năng miễn dịch, tạo protein, chữa lành vết thương, tạo DNA và tăng cường vị giác, khứu giác. Nhưng kẽm có thể làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc bao gồm: thuốc kháng sinh quinolone (như Cipro) và kháng sinh tetracycline (như Achromycin và Sumycin).

Hệ tiêu hóa sẽ không thể hấp thụ cả kẽm và kháng sinh cùng lúc. Nên nếu bạn cần dùng cả hai, hãy dùng thuốc kháng sinh trước khi dùng kẽm ít nhất hai giờ hoặc sau khi dùng kẽm 4-6 giờ.

Kẽm cũng làm giảm sự hấp thụ và tác dụng của penicillamine, được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Nếu bạn cần dùng cả hai, chỉ nên bổ sung kẽm trước hoặc sau ít nhất hai giờ khi dùng penicillamine.

Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như: trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, động vật có vỏ như trai, hến, nghêu, sò, tôm và trong nhiều loại thuốc bổ sung. Nếu đang trong thời gian dùng kháng sinh và penicillamine, nên lưu ý không ăn quá nhiều những thực phẩm trên./.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Luật Đất đai năm 2013 quy định người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Vậy, khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thì người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp có được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa hay không?