Muốn con gái cao 1m60 và con trai cao tới 1m80, hãy nắm vững 7 mẹo tăng chiều cao nhanh
Có một số bí quyết giúp trẻ đạt được chiều cao lý tưởng, bố mẹ nên nắm vững và áp dụng phù hợp.
Chiều cao là một điểm cộng cho ngoại hình ưa nhìn, bố mẹ nào cũng mong muốn con mình cao hơn. Trên thực tế, nếu bố mẹ áp dụng phương pháp khoa học thì việc bé gái cao tới 165cm và bé trai lên 180cm là hoàn toàn có thể đạt được.
Các chuyên gia đã tổng hợp 7 điểm mấu chốt để tăng chiều cao, mà các phụ huynh nên nắm vững.
Chiều cao mục tiêu
Chiều cao mục tiêu sử dụng chiều cao trung bình của bố mẹ để dự đoán chiều cao khi trưởng thành của trẻ.
Chiều cao trung bình của nam trên 18 tuổi ở Trung Quốc là 172,7 cm và chiều cao trung bình của nữ trên 18 tuổi là 160,6 cm, trong công thức đề cập đến sự chênh lệch chiều cao trung bình của nam và nữ trưởng thành.
Chiều cao di truyền trung bình của một đứa trẻ dao động trong khoảng từ 6,5 cm trở lên, được coi là phạm vi chiều cao di truyền bình thường.
Ví dụ: Nếu bố cao 173 cm và mẹ cao 160 cm thì chiều cao di truyền của con gái họ là từ 154-167 cm. Có thể thấy phạm vi nổi khá lớn. Vì vậy, bố mẹ vẫn cần theo dõi, quản lý thật kỹ nếu muốn con mình phát triển chiều cao như mong muốn.
Tuổi xương
Chìa khóa để trẻ cao lên trong bao lâu phụ thuộc vào độ tuổi của xương. Nói chung, khi tuổi xương đạt đến 14 tuổi đối với bé gái và 16 tuổi đối với bé trai, xương của các bé sẽ ngừng phát triển.
Hơn nữa, tuổi xương càng phát triển nhanh thì trẻ càng dễ ngừng phát triển chiều cao sớm. Vì vậy, sau khi trẻ được 3 tuổi, trẻ nên được đưa đi chụp xương bàn tay định kỳ hàng năm, để đánh giá tuổi xương.
Nếu tuổi xương lớn hơn tuổi thực tế thì có khả năng chiều cao đã tăng sớm, nếu tuổi xương trên 2 tuổi nhỏ hơn tuổi thực tế và tầm vóc tương đối thấp thì có nghĩa là đang chậm phát triển Trong những tình huống này, chúng ta phải can thiệp kịp thời.
Nắm vững phương pháp đo chiều cao khoa học
Nhiều phụ huynh có thói quen đo chiều cao của con mình vào bất kỳ lúc nào. Ví dụ đo vào buổi sáng đầu tháng, nhưng cuối tháng lại đo chiều cao vào ban đêm.
Chuyên gia cho biết, bố mẹ nên đo chiều cao vào một thời điểm cố định. Nếu đã quen đo chiều cao vào buổi sáng thì lần tiếp theo hãy đo vào buổi sáng.
Bởi vì chiều cao vòm, chiều dài và độ cong cột sống của trẻ sẽ thay đổi do ảnh hưởng của trọng lực khi hoạt động ban ngày. Buổi sáng cột sống ở trạng thái thư giãn, vòm bàn chân tương đối cao nên chiều cao đo được sẽ cao hơn buổi tối khoảng 1cm.
Nếu đo vào ngày 2 tháng 4 năm trước thì cũng nên đo vào ngày 2 tháng 4 năm nay. Dữ liệu đo theo cách này sẽ chính xác là dữ liệu tăng trưởng trong một năm.
Sau khi đo chiều cao, hãy ghi lại vào một cuốn sổ đặc biệt và ghi lại tuổi của trẻ theo tháng hoặc năm, ngày đo và giá trị đo. Bằng cách này, chúng ta có thể theo dõi diễn biến chiều cao của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý.
Thời điểm vàng tiết hormone tăng trưởng
Muốn con phát triển cao hơn, bố mẹ nên đảm bảo việc tiết hormone tăng trưởng bình thường.
Vì vậy hãy nhớ những khoảng thời gian này: Một là 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng, và 5 đến 7 giờ sáng đó là khoảng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất. Khoảng thời gian còn lại là khoảng 23:0-1:00 và 6:00 sáng, là khoảng thời gian bài tiết cao điểm.
Vào ban đêm, lượng hormone tăng trưởng tiết ra đạt 90%, nên hãy cố gắng cho trẻ đi ngủ trước 10 giờ tối để đảm bảo ngủ đủ và sâu giấc.
Giai đoạn tăng trưởng nhanh
Chiều cao không tăng với tốc độ như nhau mà tăng lên ở một nút cụ thể. Tăng trưởng chiều cao có 3 giai đoạn tăng tốc, một là trước 3 tuổi, 4 đến 10 tuổi và tuổi vị thành niên. Trong đó, tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất là từ 0-3 tuổi, khoảng 5-7 cm/năm.
Bố mẹ có thể tham khảo bảng tốc độ tăng trưởng, để biết mức tăng trưởng chiều cao của con có nằm trong ngưỡng bình thường hay không.
Giúp vận động chiều cao
Chiều cao chủ yếu được xác định bởi chiều cao của hộp sọ, chiều dài và độ cong của cột sống, chiều dài của chi dưới và chiều cao của vòm bàn chân.
Vì vậy, hãy chọn các bài tập cung cấp lượng kích thích vừa phải cho các đĩa tăng trưởng và cột sống của trẻ.
Các tấm tăng trưởng thường được phân bố ở các khớp hông, đầu gối và mắt cá chân của chi dưới, vì vậy hãy khuyến khích trẻ đi xe đạp, chơi đá cầu, bơi lội, nhảy dây và chơi bóng rổ... để cải thiện tính linh hoạt của cột sống, tăng cường khối lượng và tăng mật độ xương.
Cảm xúc ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
Trên thực tế, những cảm xúc tiêu cực sẽ cản trở quá trình tiết hormone tăng trưởng bình thường, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và giấc ngủ, không có lợi cho việc phát triển chiều cao.
Vì vậy, bố mẹ hãy dạy trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc ngay từ khi còn nhỏ, nâng cao khả năng chống lại sự thất vọng, không đặt quá nhiều áp lực lên trẻ về mặt học tập, không thường xuyên quát mắng trẻ. Thay vào đó hãy cố gắng tạo ra một môi trường thân thiện, hòa nhã, ấm áp và yêu thương.
Vì vậy, muốn con mình lớn lên cao hơn chiều cao di truyền trung bình, hãy nắm vững 7 điểm kiến thức về tăng trưởng chiều cao trên, theo dõi động thái chiều cao và can thiệp kịp thời để kéo dài chiều cao của con càng nhiều càng tốt.