Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 06/09/2024 09:39 (GMT+7)

Một nửa thế giới không được tiếp cận với nước uống an toàn

Theo dõi GĐ&PL trên

Một báo cáo mới cho thấy 4,4 tỷ người trên toàn thế giới không có nước uống an toàn, cao gấp đôi so với nhiều ước tính trước đây.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cho thấy hơn một nửa dân số thế giới - khoảng 4,4 tỷ người - không thể tiếp cận nguồn nước uống được quản lý an toàn. Con số này cao gấp đôi ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2022.

Báo cáo của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich) cho biết thống kê trên chỉ xem xét khả năng tiếp cận nước sạch ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, đồng nghĩa với việc con số này trên thực tế có thể sẽ cao hơn nhiều nếu tính đến khả năng tiếp cận kém ở các quốc gia có thu nhập cao hơn.

Theo nhà nghiên cứu Esther Greenwood thuộc ETH Zurich, trong số 22 tiểu vùng địa lý của Liên hợp quốc, Nam Á và Nam sa mạc Sahara là những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nghiên cứu dự đoán có tới hơn một nửa dân số trong 1,2 tỷ người sống trên khắp Ấn Độ, Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Iran, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka không được sử dụng nguồn nước an toàn.

tm-img-alt
Hơn 80% người dân sống ở Châu Phi cận Sahara không thể tiếp cận nguồn nước được quản lý an toàn. Ảnh: WHO.

Tại châu Phi, hơn 80% trong số 1,1 tỷ người dân sống ở Nam sa mạc Sahara không thể tiếp cận nguồn nước an toàn.

Các khu vực châu Đại Dương (trừ Australia và New Zealand) và Đông Nam Á, cũng có khoảng 75% dân số bị ảnh hưởng. Theo nghiên cứu của ETH Zurich, khoảng một nửa dân số trên có thể tiếp xúc với nước uống bị ô nhiễm.

E.coli được sử dụng làm chỉ số tính toán tỷ lệ ô nhiễm, bởi khuẩn này có liên quan đến một số bệnh như bệnh tả, kiết lị, thương hàn...

Với người lớn khỏe mạnh, thông thường các triệu chứng bệnh nhẹ và hồi phục nhanh chóng, nhưng với trẻ em và người cao tuổi, nguy cơ suy thận và tử vong có thể xảy ra.

Mặc dù không được đưa vào nghiên cứu này, nhưng nồng độ asen và florua cũng được sử dụng để theo dõi tình trạng ô nhiễm hóa chất trong nước.

Ô nhiễm có thể có trong tự nhiên - hơn 80% ô nhiễm nước ngầm có chứa florua và asen đều là do các quá trình địa chất - việc sử dụng hóa chất trong công nghiệp và đốt than cũng có thể góp phần gây ô nhiễm nước.

Theo ước tính của WHO năm 2022, người dân ở các vùng nông thôn nghèo thường gặp khó khăn lớn nhất trong việc tiếp cận nước sạch. Gần 500 triệu người trên toàn thế giới lấy nước từ các giếng, sông, ao và hồ không được bảo vệ.

Dữ liệu cũng cho thấy những người sống ở các thị trấn và thành phố có thu nhập thấp hoặc các khu định cư tạm hoặc bất hợp pháp cũng ít được tiếp cận với các nguồn nước uống an toàn hơn so với những khu cư dân khác.

Nhà nhân chủng học đến từ Đại học Midwestern, Illinois, Mỹ, bà Sera Young cho biết nâng cấp cơ sở hạ tầng nước chỉ là một phần trong bức tranh cải thiện an toàn vệ sinh nguồn nước.

Bà Young cho biết cần phải xét nghiệm nước thường xuyên và công khai để giúp người dân tin tưởng vào nguồn nước được cung cấp.

Cùng chuyên mục

Xác nhận 179 người thiệt mạng, 2 người được cứu - Sự cố không liên quan đến vấn đề bảo dưỡng hay lịch trình bận rộn
Theo hãng tin Yonhap, cơ quan cứu hỏa Hàn Quốc vừa xác nhận ngoại trừ 2 người được cứu, tất cả 179 người còn lại trên máy bay của hãng hàng không Jeju Air gặp nạn khi hạ cánh tại sân bay Muan, huyện Muan, tỉnh Nam Jeolla của nước này trước đó cùng ngày đã thiệt mạng.
Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"
Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.

Tin mới

Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí khi áp dụng Nghị định 168
Theo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an, sau gần nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông bước đầu giảm cả 03 tiêu chí.
Ô nhiễm không khí làm tổn thương nghiêm trọng não bộ
Theo tập san khoa học Nature ngày 14/1, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ giữa không khí ô nhiễm với chứng sa sút trí tuệ và các rối loạn não bộ khác. Giờ đây, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu cơ chế gây hại của các chất ô nhiễm và mức độ tác động của chúng.