Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 11/09/2023 12:17 (GMT+7)

Mẹ tức giận vì con 3 tuổi đòi đồ chơi Không nghe lời, mẹ sẽ bỏ con ở đây, sau đó không bao giờ nghe tiếng con nữa

Theo dõi GĐ&PL trên

Vì lời quát mắng con trong lúc tức giận, người mẹ không ngờ điều này đã khiến chị ân hận cả đời.

Mẹ tức giận vì con 3 tuổi đòi đồ chơi "Không nghe lời, mẹ sẽ bỏ con ở đây", sau đó không bao giờ nghe tiếng con nữa - 1

Độ tuổi từ 3-6 tuổi là khoảng thời gian trẻ thường bộc lộ mạnh cái tôi, chưa biết phân biệt đúng sai rõ ràng nên đây là lúc mà bố mẹ thường thấy trẻ khó bảo, đau đầu trong cách dạy dỗ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không dạy dỗ, chỉ bảo đúng cách sẽ khiến tâm lý trẻ bị tổn thương, ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này.

Nhiều người lựa chọn cách hù dọa con, sẵn sàng nói với con "Nếu con không nghe lời mẹ, mẹ sẽ giận, mẹ sẽ bỏ đi cho con ở một mình..." câu nói tưởng chừng như rất bình thường của người mẹ lại vô tình khiến tâm trí non nớt của đứa trẻ bị tổn thương lớn, thậm chí đẩy con vào trường hợp nguy hiểm như bà mẹ dưới đây.

Mẹ tức giận vì con 3 tuổi đòi đồ chơi "Không nghe lời, mẹ sẽ bỏ con ở đây", sau đó không bao giờ nghe tiếng con nữa - 2
Người mẹ chọn cách hù dọa để con nghe lời.

Câu chuyện của cô Lý, 38 tuổi một nữ nhân viên văn phòng ở Bắc Kinh, Trung Quốc chắc chắn là bài học đắt giá nhất cho nhiều bà mẹ trong cách dạy dỗ con. Theo Sina, cô Lý dẫn con trai đi chơi trung tâm thương mại trong dịp nghỉ lễ, hai mẹ con đi qua một cửa hàng đồ chơi, con trai 3 tuổi Tiểu Minh nghịch ngợm lao thẳng vào cửa hàng để tìm món đồ chơi mình yêu thích, mà không có sự cho phép của người mẹ.

Hóa ra Tiểu Minh bị thu hút bởi một chiếc máy bay đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, cậu bé không để tâm đến phản ứng của mẹ, một mực đòi mua bằng được món đồ chơi đó. Nhìn ánh mắt lấp lánh muốn sở hữu bằng được chiếc máy bay của con, cô Lý vẫn bình tĩnh nhìn giá tiền, nói với con rằng "Hôm nay mẹ không mang theo nhiều tiền, lần sau mẹ sẽ mua cho con nhé". Tiểu Minh không chịu, khóc lóc, la hét muốn mẹ mua ngay bằng được cho mình.

Mẹ tức giận vì con 3 tuổi đòi đồ chơi "Không nghe lời, mẹ sẽ bỏ con ở đây", sau đó không bao giờ nghe tiếng con nữa - 3
Người mẹ ân hận vì có thể cả đời không tìm thấy con trai nữa

Cô Lý bất lực kéo con đi nhưng đứa trẻ quyết không chịu, thấy phản ứng dữ dội của con ở nơi công cộng, cô Lý xấu hổ lớn tiếng "Nếu con còn khóc lóc đòi đồ chơi, mẹ mặc kệ con ở đây, mẹ đi đây", cô Lý nói xong, xoay người rời đi như dự tính.

Cô thường xuyên dùng cách này để trị tật ương bướng, không nghe lời của con trai. Lần nào, cô cũng nói như vậy và Tiểu Minh đều ngoan ngoãn thuận theo ý mẹ nhưng lần này mọi việc không như dự tính. Cô bỏ đi, lấp vào 1 gian hàng, đợi con trai chạy theo nhưng đợi đến 5 phút sau vẫn chưa thấy con mình chạy đến. Lúc này, cô Lý đã sôi sục nghĩ đến chuyện sẽ lôi Tiểu Minh ra khỏi cửa hàng đồ chơi, cho con một trận cho chừa.

Mẹ tức giận vì con 3 tuổi đòi đồ chơi "Không nghe lời, mẹ sẽ bỏ con ở đây", sau đó không bao giờ nghe tiếng con nữa - 4

Cô Lý tìm kiếm 2 vòng khắp cửa hàng đồ chơi nhưng không thấy con mình đâu, cả trung tâm thương mại cũng không thấy bóng con. Sau khi báo cảnh sát, kiểm tra camera giám sát, cảnh sát phát hiện một người lạ mặt đã tiếp cận cậu bé, mua cho cậu chiếc máy bay đồ chơi đó và đưa ra khỏi cổng trung tâm thương mại không lâu sau đó,

Cô Lý như "chết đứng" vì không ngờ chỉ một câu nói đùa kèm hành động hù dọa đã khiến con trai mình bị kẻ xấu bắt đi. Nỗi ân hận muộn màng dâng lên, rất có thể cô mãi mãi không bao giờ nghe thấy tiếng con gọi mẹ nữa vì hành động dại dột của mình. Hiện tại, cảnh sát đang tiếp tục điều tra và tìm kiếm bé trai Tiểu Minh, người mẹ 38 tuổi chỉ mong cầu phép màu đến với con trai mình, bình yên trở về.

Câu chuyện của người mẹ 38 tuổi này không phải là duy nhất, bởi thực tế có rất nhiều bậc cha mẹ dùng cách hù dọa để dạy dỗ con mình. Họ cho rằng hù dọa sẽ khiến đứa trẻ sợ hãi, nghe lời người lớn nhưng thật ra điều này có hại cho con trẻ vô cùng, có thể gây ra những trường hợp thiếu an toàn cho trẻ.

Vì sao không nên hù dọa để dạy con?

Biện pháp dọa, hoặc nói đùa là những câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt, nhưng lại gây ra những chấn động tâm lý, khiến cho trẻ vô cùng sợ hãi. Không ít trường hợp trẻ em mang nỗi sợ hãi đó suốt đời,

Khi trẻ không nghe lời, bố mẹ không nên nổi giận rồi hù dọa với chúng. Nhược điểm của sự nổi giận đối với trẻ rất lớn, khi nói "Con không ngoan, mẹ sẽ cho con cho người khác nuôi...", bố mẹ có thể nghĩ chỉ nói vậy chứ không làm vậy nhưng trẻ con lại khác, có đứa sẽ sợ hãi, luôn trong tâm trạng tự ti, đề phòng, sợ bị đuổi ra khỏi nhà, sợ bỏ rơi... nhưng có những đứa trẻ lỳ lợm, chúng có thể nghe lời 1-2 lần đầu nhưng lâu dần chúng sẽ hiểu được, bố mẹ chỉ đang dọa, nên bản tính lỳ lợm, không bảo được ngày càng dày thêm, khó dạy dỗ.

Mẹ tức giận vì con 3 tuổi đòi đồ chơi "Không nghe lời, mẹ sẽ bỏ con ở đây", sau đó không bao giờ nghe tiếng con nữa - 5
Thay vì đe dọa trẻ bằng một người nào đó, một thứ gì đó làm trẻ sợ hãi thì hãy dọa nhẹ nhàng bằng cách nhắm tới điều mà trẻ thích

Các bậc phụ huynh cũng nên có trách nhiệm với những câu nói đùa, hù dọa của mình. Đồng thời, phải biết để ý, phòng tránh giúp con mình những lời đùa ác ý, không có lợi từ những người xung quanh. Khi chơi đùa, hay đe nẹt con cái cũng phải "tinh tế" và biết "chọn lựa" trong cách nói, đừng gây cho bé một ấn tượng hoảng sợ quá sâu đậm.

Trẻ nhỏ dễ gặp rắc rối từ những lời đe dọa sẽ bị bỏ rơi, dọa đánh. Dù mục đích của lời đe dọa là để trẻ ăn tốt hơn hay tập trung học hơn, hay nghe lời hơn thì điều này cũng vô tình liên kết việc ăn, việc học... với một nỗi sợ hãi, một trạng thái tinh thần tiêu cực, dẫn đến việc trẻ càng khó thực hiện điều bạn yêu cầu.

Mẹ tức giận vì con 3 tuổi đòi đồ chơi "Không nghe lời, mẹ sẽ bỏ con ở đây", sau đó không bao giờ nghe tiếng con nữa - 6
Những lời nói đùa, hù dọa tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng để lại nhiều ám ảnh cho trẻ

Trong các trường hợp trẻ không nghe lời, thay vì đe dọa trẻ bằng một người nào đó, một thứ gì đó làm trẻ sợ hãi thì hãy dọa nhẹ nhàng bằng cách nhắm tới điều mà trẻ thích, ví dụ như trẻ thích đi chơi, nên ra điều kiện nếu trẻ không học chăm hay không nghe lời khi ra nơi công cộng thì sẽ không được đi chơi nữa.

Những dấu ấn tâm lý ấu thơ không dễ mất đi, nó thường lặn sâu vào ký ức của con người, quyết định đến tính cách và số phận của mỗi cá nhân sau này. Vì thế, những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình hạnh phúc dễ đạt được nhiều thành công hơn so với những đứa trẻ sớm chịu hoàn cảnh bất hạnh.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ trọng thể kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức vào sáng 7/5/2024 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức.
Bộ Công thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành thuốc lá điện tử
Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam.