Mẹ làm 3 điều nhỏ tưởng vô ích, nhưng truyền động lực dạy con ngoan, tính cách tốt từ nhỏ
Trong cuộc sống hàng ngày bố mẹ nên làm 3 việc sau đây để khuyến khích trẻ phát triển tính cách, hành vi lành mạnh.
Một chuyên gia tâm lý từng đặt vấn đề, làm thế nào phụ huynh có thể hiểu được tinh thần và trạng thái bên trong của đứa trẻ, nếu chỉ nhìn vào biểu cam khuôn mặt? Một số trẻ có khuôn mặt vui tươi, đôi mắt sáng, tính cách vui vẻ, chủ động trong mọi việc, trong khi đó một số khác có biểu hiện u sầu, sống nội tâm, rụt rè, thiếu sức sống.
Thực tế, thành tích và chất lượng cuộc sống của trẻ liên quan mật thiết đến sự giáo dục của bố mẹ. Cụ thể, trạng thái tinh thần và hành của bố mẹ sẽ có tác động tinh tế đến trẻ. Nếu bố mẹ duy trì thói quen xấu trong thời gian dài, khoảng cách giữa bố mẹ và trẻ âm thầm gia tăng.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, trong cuộc sống hàng ngày bố mẹ nên làm 3 việc sau đây để tạo động lực cho bản thân, cũng như khuyến khích trẻ phát triển tính cách, hành vi lành mạnh.
Chấp nhận một số khía cạnh bình thường của trẻ
Thực tế, trẻ em không thẻ đạt được thành tích xuất sắc ở mọi khía cạnh, vì vậy bố mẹ không nên đặt áp lực quá lớn lên trẻ chỉ vì một khía cạnh nào đó trung bình. Bố mẹ nên chấp nhận điểm yếu đó và tìm cách bù đắp bằng cách phát triển các khía cạnh khác. Quan trọng là không làm suy yếu lòng tự tin khi trẻ không đạt được kết quả lý tưởng.
Thay vì trách móc, hãy tìm hiểu và nhìn nhận từ một góc độ khác, và coi đó là một cơ hội để trẻ khám phá những khía cạnh mà trẻ có thể tự tin hơn.
Việc chấp nhận sự không hoàn hảo của trẻ là rất quan trọng. Trong quá trình phát triển, không thể tránh khỏi những sai sót và thất bại. Điều quan trọng là bố mẹ chấp nhận rằng trẻ không hoàn hảo, tập trung vào quá trình và thái độ làm việc chăm chỉ.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ được chọn làm cán bộ lớp, thì việc chúc mừng có thể giúp phát triển kỹ năng tổ chức và lãnh đạo của trẻ. Tuy nhiên, nếu có một ngày trẻ bị giáo viên loại bỏ khỏi vai trò cán bộ lớp, thì việc chúc mừng lúc này cũng rất quan trọng.
Bởi trong cuộc sống, mọi thứ đều có hai mặt và chúng ta có thể học hỏi từ cả thành công lẫn thất bại. Điều này giúp trẻ phát triển sự lý trí, hiểu rõ bản thân và tăng khả năng chống lại những thất bại. Cuộc sống trở nên phong phú khi trẻ học cách đối mặt và vượt qua những khó khăn.
Trò chuyện về những chủ đề trẻ quan tâm
Điều quan trọng tiếp theo là bố mẹ nên trò chuyện nhiều với trẻ, nhưng không phải nói đi nói lại trong ngày hoặc cằn nhằn về một vấn đề. Thay vào đó, phụ huynh có thể tận dụng thời gian trò chuyện để đặt những câu hỏi dựa trên tình hình học tập và tìm hiểu những chủ đề mà trẻ quan tâm. Việc này giúp trẻ phát triển tư duy, kích thích trí sáng tạo.
Trong quá trình trò chuyện, bố mẹ có thể khám phá những quan điểm, mong muốn và khát vọng của con. Bằng cách lắng nghe và đặt câu hỏi phù hợp, có thể khuyến khích trẻ tự suy nghĩ, phân tích và đưa ra quan điểm riêng. Điều này làm cho trẻ cảm thấy được coi trọng và xây dựng lòng tự tin trong việc diễn đạt ý kiến của mình.
Hơn nữa, phụ huynh có thể tận dụng cơ hội để khuyến khích trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình. Chẳng hạn, bố mẹ có thể đặt câu hỏi về những ý tưởng mới mà trẻ nghĩ ra, hoặc khuyến khích trẻ sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra câu chuyện, hình vẽ hoặc sản phẩm sáng tạo khác.
Qua việc tạo ra môi trường trò chuyện và khám phá, phụ huynh đang thúc đẩy trẻ phát triển tư duy, khám phá khả năng sáng tạo bên trong.
Trong quá trình trò chuyện, bố mẹ có thể khám phá những quan điểm, mong muốn và khát vọng của con.
Người mẹ hạn chế phàn nàn với trẻ về cuộc sống
Người lớn phải gánh rất nhiều áp lực từ cuộc sống, công việc, gia đình,… Nếu luôn phàn nàn những vấn đề này trướ, hoặc nói những lời tiêu cực, sẽ vô tinh gây áp lực tâm lý cho trẻ.
"Mẹ đã tốn nhiều tiền nhiều, vậy mà con không học hành chăm chỉ, con có xứng đáng với mẹ không?" "Bố con suốt ngày chỉ biết công việc, con xem gia đình này có thể tồn tại nổi không...."
Một số bà mẹ từng chia sẻ rằng, nếu chúng ta chủ động lựa chọn, thực sự có thể chăm sóc gia đình và con cái, dù có vất vả, nhưng vẫn tránh được những phàn nàn trong việc giáo dục. Bởi người mẹ như kim chỉ nam, để trẻ học tập và noi gương tốt.
Bầu không khí tiêu cực trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến con cái, khiến trẻ trở nên buồn bã và bi quan. Nếu người mẹ có tinh thần lạc quan, cuộc sống của trẻ cũng sẽ tràn đầy hạnh phúc.
Vì vậy, người mẹ nên truyền đạt năng lượng tích cực, làm việc chăm chỉ, trở thành một tấm gương tốt, để trẻ phát huy tiềm năng của bản thân thuận lợi.