Mẹ chỉ cần làm 3 điều này mỗi ngày, IQ của con càng được cải thiện
Không phải tật xấu nào cũng là mối hiểm nguy mà đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ sở hữu chỉ số IQ cao.
Thực tế, các chuyên gia cho biết hiện nay trí thông minh vẫn chưa có định nghĩa tiêu chuẩn nào, nhưng thường ảnh hưởng từ khả năng học hỏi kinh nghiệm và khả năng thích ứng với thay đổi môi trường sống.
Nó được đánh giá dựa trên các yếu tố gồm: Khả năng suy luận, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, suy nghĩ trừu tượng và hiểu những ý tưởng phức tạp. Đa số các nghiên cứu sử dụng chỉ số IQ làm thước đo trí thông minh.
Trí thông minh chịu tác động của cả yếu tố di truyền và môi trường, nhưng khó đo lường mức độ chính xác.
IQ cao có phải do di truyền?
Một nghiên cứu về chỉ số IQ trên tạp chí "Khoa học biên giới" đã đề cập rằng trí thông minh là thành phần cốt lõi của khả năng nhận thức và có hệ số di truyền cao.
Tuy nhiên, sự phân bố của các gen là ngẫu nhiên và phức tạp, không thể xác định được gen IQ của bố mẹ nào sẽ được truyền cho thế hệ sau, thậm chí không thể đảm bảo rằng phần gen có chỉ số IQ cao sẽ được truyền cho con.
Nói một cách đơn giản, gen tốt của bố mẹ có chỉ số IQ cao chưa chắc đã truyền lại cho con cái của họ, và chỉ số IQ của trẻ sẽ có xu hướng tiệm cận với mức chung.
Mặc dù đây không phải yếu tố quyết định giá trị tuyệt đối của IQ của đứa trẻ, nhưng di truyền có thể ảnh hưởng đến tiềm năng IQ của đứa trẻ. Nếu tiềm năng được kích thích trong môi trường giáo dục tốt, cũng có thể phát huy hiệu quả cao nhất.
Trí thông minh bẩm sinh của trẻ có thể rèn luyện?
Todd Risley và Betty Hart, hai nhà tâm lý học trẻ em đến từ Đại học Kansas, Hoa Kỳ, đã tiến hành nghiên cứu về 42 gia đình có hoàn cảnh kinh tế và xã hội khác nhau.
Họ theo dõi và ghi lại những đứa trẻ từ 9 tháng đến 3 tuổi, tập trung vào hàng trăm giờ tương tác giữa bố mẹ và con cái trong những gia đình này. Các nhà nghiên cứu đã quay video một giờ trong các gia đình này mỗi tháng, ghi lại quá trình tương tác này.
Kết quả cho thấy trẻ em từ các gia đình có thu nhập thấp thường có mức độ thông minh thấp hơn. Tuy nhiên, lý do thực sự của khoảng cách không liên quan gì đến điều kiện gia đình mà phụ thuộc vào cách giao tiếp, tương tác của bố mẹ và con cái.
Theo các video, bố mẹ trong các gia đình có thu nhập thấp có xu hướng nói ngắn gọn và chiếu lệ, trong khi bố mẹ trong các gia đình có thu nhập cao có xu hướng nói chuyện với con cái về nhiều chủ đề khác nhau, để trẻ được phát triển ngôn ngữ phong phú.
Trẻ em có bố mẹ được giáo dục đại học và hoàn cảnh gia đình tốt hơn nhận được trung bình 2.153 từ mỗi giờ; trẻ em từ các gia đình thuộc tầng lớp lao động nhận được trung bình 1.251 từ mỗi giờ, nhưng chỉ có 616 từ được chấp nhận là có ý nghĩa. Khi đứa trẻ được 4 tuổi, khoảng cách này cộng lại thành sự khác biệt khoảng 30 triệu từ.
Những cuộc đối thoại, tương tác, giao tiếp hàng ngày giữa bố mẹ và con cái… tưởng chừng như không đáng kể, nhưng lại giống như những mảnh ghép, dần dần ảnh hưởng đến toàn bộ tương lai của trẻ.
Trong số những đứa trẻ được nghiên cứu, những đứa trẻ giao tiếp với bố mẹ nhiều hơn và chất lượng hơn không chỉ đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra IQ được thực hiện khi 3 tuổi mà còn thể hiện tốt hơn ở trường khi 9 tuổi.
Trước vấn đề này, Đại học Harvard và các trường đại học danh tiếng khác của Mỹ cũng đã thành lập các nhóm nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu đối với hơn 30 trẻ em từ 4 đến 6 tuổi ở khu vực Boston.
Sau khi xem xét các bản ghi âm trẻ tương tác với bố mẹ ở nhà, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ và bố mẹ càng nói chuyện thường xuyên thì các vùng não của trẻ liên quan đến ngôn ngữ càng hoạt động nhiều hơn, trong khi trẻ ít tương tác thì kỹ năng ngôn ngữ và phản ứng não bộ kém hơn.
Chất lượng giao tiếp giữa bố mẹ và con cái ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Bố mẹ có khả năng nói tốt thường nuôi dạy những đứa trẻ thông minh.
Không chỉ cách giao tiếp mới ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ mà còn ảnh hưởng từ gia đình, tâm tính, cách dạy dỗ của bố mẹ cũng tác động đến nhận thức của trẻ.
Hơn 50% sự khác biệt về chỉ số IQ giữa mọi người có liên quan đến gen, nhưng môi trường cũng có tác động quan trọng đến sự phát triển trí tuệ, chẳng hạn như môi trường trước khi sinh, cách nuôi dạy con cái, tình trạng kinh tế xã hội gia đình, trải nghiệm cuộc sống.... Yếu tố di truyền là không thể xóa nhòa, nhưng bố có thể quyết định loại môi trường phát triển nào nên dành cho con mình.
Vậy bố mẹ nên làm thế nào để giúp trẻ phát triển trí thông minh phù hợp?
Tập trung vào lợi thế phát triển của trẻ và khai thác nội lực của trẻ
Các chuyên gia khuyên rằng, điều quan trọng bố mẹ nên làm là nhìn nhận mức độ thông minh của con mình một cách chính xác với một tâm hồn bình thường.
Laura Baker, nhà tâm lý học phát triển trẻ em nổi tiếng người Mỹ, tin rằng bố mẹ nên chiều theo khuynh hướng di truyền của con cái và khiến khuynh hướng di truyền của trẻ, không ngừng thay đổi theo hướng mong muốn.
Hầu hết mỗi đứa trẻ đều có tài năng riêng, bố mẹ nên tập trung cải thiện những thiếu sót và khuyết điểm của con mình trong một số lĩnh vực nhất định.
Ví dụ, một số trẻ bẩm sinh tiếp thu kiến thức lịch sử chậm nhưng lại học toán và tư duy logic rất tốt, nguyên nhân lớn nhất là do bố mẹ từ nhỏ đã chạy theo khuynh hướng di truyền, chú trọng phát triển tư duy logic toán học của trẻ.
Phát triển tư duy logic toán học
Toán học là môn học đòi hỏi tư duy logic mạnh mẽ, học thuộc lòng các công thức thì không thể giải được các bài toán.
Học sinh giỏi toán có khả năng tư duy logic tốt, giỏi phân tích và giải các bài toán khác nhau, coi chúng như những thử thách từng bước một để nhận ra sự nâng cao năng lực của bản thân.
Những người có tư duy toán học và logic tốt không chỉ xuất sắc trong học tập mà còn là những tài năng hữu ích trong xã hội.
Theo quy luật, mọi sự phát triển và thay đổi của lĩnh vực toán học sẽ thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của vật lý, hóa học và các ngành khác có liên quan. Vì vậy, toán học được gọi là "nền tảng của mọi khoa học". Để nuôi dưỡng tư duy logic toán học của trẻ, bố mẹ có thể làm những điều này
Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng việc một người thích, không thích hay sợ toán học phần lớn được hình thành trong giai đoạn mầm non (3-6 tuổi). Bố mẹ hãy bắt đầu từ những việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày để giúp trẻ hình thành các khái niệm logic toán học.
Ví dụ, nếu mẹ yêu cầu con sắp xếp đồ chơi, có thể khuyến khích con sắp xếp đồ chơi theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Hãy để trẻ nhận ra rằng cùng một thứ có thể tìm kiếm luật từ các góc độ khác nhau.
Đồng thời, mẹ cũng có thể thảo luận với trẻ tại sao nó lại được chia theo cách này và so sánh ưu điểm và nhược điểm của các loại khác nhau. Trong quá trình sắp xếp vui nhộn này, các khái niệm logic của trẻ có thể được hình thành từ từ.
Sử dụng sức mạnh của sách tranh
Bố mẹ có thể sử dụng sức mạnh của sách tranh, truyện tranh mà không cần đến các lớp dạy kèm để trau dồi tư duy logic cho trẻ.
Theo nghiên cứu của giáo sư Dale Jacobs (2007) – từ Đại học Windsor (Anh), não sẽ xử lý nhiều hơn để hiểu nội dung câu chuyện qua từng khung tranh với nhiều hình ảnh, phối cảnh không gian và câu chữ khác nhau.
Não bộ càng dùng nhiều chức năng phân tích, tổng hợp cùng lúc, các liên kết nơron thần kinh càng được hình thành nhiều hơn, khiến cho khả năng xử lý và liên kết thông tin của trẻ càng thêm nhạy bén. Vì thế, việc chọn lọc sách tranh, truyện tranh có nội dung tốt và phù hợp là bước quan trọng để giúp trẻ phát triển tư duy.