Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 09/12/2024 10:43 (GMT+7)

Lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội mới sẽ được tính từ năm 2025

Theo dõi GĐ&PL trên

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang xây dựng thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025, trong đó có quy định trường hợp được đóng một lần cho số tháng còn thiếu để hưởng lương hưu và tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Luật BHXH năm 2024 quy định, người lao động được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ 2 điều kiện. Đó là đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động (60 tuổi với nữ, 62 tuổi với nam); và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên... Lao động nữ được hưởng mức lương hưu tối thiểu là 45%, tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Đối với lao động nam, để hưởng mức bằng 45% cần 20 năm đóng. Cả lao động nam và nữ sau khi đạt tỷ lệ hưởng lương hưu 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. Riêng lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% tương ứng 15 năm đóng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu, mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 6 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu, thì họ được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu. Mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động, và người sử dụng lao động trước khi người lao động nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất. Theo đó, người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 14 năm 6 tháng đến dưới 15 năm, số tháng còn thiếu có thể đóng một lần để nhận lương hưu.

Trường hợp người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, thì phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 19 năm 6 tháng đến dưới 20 năm. Thời điểm đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu sớm nhất là tháng trước liền kề tháng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

Về cách tính lương hưu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lấy ví dụ:

- Trường hợp bà A. 55 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 32 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/10/2025.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A. được tính như sau: 15 năm đầu được tính bằng 45%. Từ năm thứ 16 đến năm thứ 32 là 17 năm, tính thêm: 17 x 2% = 34%; 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%. Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 34% + 1% = 80% (chỉ tính tối đa bằng 75%).

Bà A. nghỉ hưu trước tuổi quy định (56 tuổi 8 tháng) là 1 năm 8 tháng nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2% + 1% = 3%.

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A. là 75% - 3% = 72%. Ngoài ra, do bà A. có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm (2 năm 4 tháng) nên ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần là: 2,5 năm x 0,5 lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

- Trường hợp ông B. 61 tuổi 3 tháng, làm việc trong điều kiện bình thường, có 18 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/9/2025.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông B. được tính như sau: 15 năm đầu được tính bằng 40%. Từ năm thứ 16 đến năm thứ 18 là 3 năm, tính thêm: 3 x 1% = 3%; 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 1% = 0,5%. Tổng các tỷ lệ trên là: 40% + 3% + 0,5% = 43,5%. Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B. là 43,5%.

- Trường hợp ông K. nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2027 khi đủ 55 tuổi. Ông có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; bị suy giảm khả năng lao động 81%.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông K. được tính như sau: 20 năm đầu được tính bằng 45%. Từ năm thứ 21 đến năm thứ 30 là 10 năm, tính thêm: 10 x 2% = 20%. Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 20% = 65%.

Ông K. nghỉ hưu trước tuổi 56 tuổi 9 tháng (tuổi nghỉ hưu năm 2027 của người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là 1 năm 9 tháng, nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2% + 1% = 3%. Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông K là 65% - 3% = 62%. Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Cũng theo Luật mới, trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định, mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, thì mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ được tính cụ thể như sau: Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam, và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam, và cao hơn 30 năm đối với nữ kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu, được tính bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ví dụ: Ông D. làm việc trong điều kiện lao động bình thường, tại thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu có 38 năm đóng bảo hiểm xã hội, nhưng ông D. không nghỉ việc hưởng lương hưu, mà tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thêm 3 năm mới nghỉ việc hưởng lương hưu.

Khi nghỉ việc hưởng lương hưu, ông D. có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 41 năm. Như vậy, ngoài lương hưu ông D. còn được hưởng trợ cấp một lần được tính như sau:

3 năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu, mỗi năm bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội: 3 năm x 0,5 = 1,5.

3 năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu, mỗi năm bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội: 3 năm x 2 = 6.

Như vậy, ông D. được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 7,5 (1,5 + 6) lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Cùng chuyên mục

Những chính sách nổi bật về kinh tế có hiệu lực từ tháng 4
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất; phân bổ vốn đầu tư công; quản lý kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững... là những chính sách về kinh tế nổi bật sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 4/2025.
Từ 01/6 chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy đối với một số trường hợp
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT hướng dẫn BHXH các khu vực; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó đáng chú ý, từ ngày 01/6/2025, cơ quan BHXH chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với ba trường hợp.
Chính thức giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP ngày 31/3/2025 sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Tin mới

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Vingroup tổ chức ngày hội xanh 2025 tại Ocean City
Tập đoàn Vingroup vừa công bố sẽ tổ chức Ngày hội Xanh thường niên 2025 tại Ocean City vào ngày 13/04/2025 với chủ đề “Kỷ nguyên Xanh - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm hưởng ứng Ngày Trái Đất và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.