Luật lao động Việt Nam cập nhật mới nhất 2023
Luật lao động Việt Nam có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc gia. Đây được xem là khung pháp lý để các cá nhân, tổ chức, mọi thành phần kinh tế được bình đẳng trong lĩnh vực lao động. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ hơn về luật lao động cũng như vai trò của luật lao động này nhé!
Khái niệm luật lao động
Với vai trò là một trong những ngành luật nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật lao động hay còn gọi là labour law vietnam là tổng hợp các quy định pháp luật về việc điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, các quan hệ khác có liên quan đến quan hệ lao động như việc làm, bảo hiểm xã hội, quan hệ học nghề,...
Luật lao động là một khoa học pháp lý chuyên ngành trong chương trình đào tạo luật theo các cấp độ khác nhau nhằm trang bị cho người học những hiểu biết sâu sắc về quan hệ lao động, các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động.
Hệ thống pháp luật lao động hiện hành gồm các nội dung sau đây:
- Các quy định về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc cơ bản của ngành luật, giải thích thuật ngữ liên quan.
- Quy định về việc làm, hợp đồng lao động.
- Quy định học nghề, đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn.
- Quy định về đối thoại tại nơi làm việc, thỏa ước lao động, thương lượng tập thể.
- Quy định về tiền lương, giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi.
- Quy định về kỷ luật lao động, các trách nhiệm và nghĩa vụ vật chất.
- Quy định về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và quy định về công đoàn.
- Quy định về các tranh chấp trong hợp đồng lao động.
- Quy định về đình công, phương án giải quyết đình công.
- Quy định về quản lý nhà nước về nguồn lao động.
Các phương pháp điều chỉnh trong luật lao động
Phương pháp thỏa thuận
Phương pháp thỏa thuận là phương pháp điều chỉnh quan trọng của luật lao động. Phương pháp này sử dụng trong việc thiết lập các mối quan hệ lao động thông qua việc ký kết thỏa thuận, giao kết hợp đồng lao động hoặc khi chấm dứt hợp đồng lao động; khi ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết mọi tranh chấp lao động,...
Điển hình như trong hợp đồng lao động, các bên liên quan được tự do thương lượng, thỏa thuận về nội dung hợp đồng, vấn đề tiền lương, vị trí việc làm, thời gian làm việc, quyền, nghĩa vụ giữa các bên, thời gian nghỉ ngơi…
Phương pháp mệnh lệnh
Nếu như trong các ngành luật khác, phương pháp mệnh lệnh thể hiện uy quyền của Nhà nước với một bên chủ thể khác thì trong luật lao động, phương châm mệnh lệnh được dùng nhằm thực hiện uy quyền của người sử dụng lao động đối với người lao động trong khuôn khổ cho phép của pháp luật quy định.
Người sử dụng lao động tổ chức, quản lý lao động cần xác định rõ nghĩa vụ của người lao động, quy định quyền năng cho người sử dụng lao động như bố trí điều hành người lao động; tổ chức khen thưởng, xử lý kỷ luật hoặc đặt ra các nội quy, quy chế lao động,.. khi đó, người lao động buộc phải tuân theo quy định đề ra.
Phương pháp tác động xã hội
Phương pháp tác động xã hội là phương pháp thông qua các hoạt động công đoàn tác động vào các mối quan hệ phát sinh trong quá trình lao động. Phương pháp tác động xã hội nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người lao động cần có sự tham gia của các tổ chức là công đoàn- bên đại diện cho người lao động.
Trên đây là một vài thông tin tổng hợp có liên quan đến luật lao động Việt Nam. Tuy còn nhiều điều bất cập nhưng sự ra đời và trải qua nhiều lần sửa đổi của bộ luật này đã mang đến những quyền lợi hợp pháp của người lao động. Hy vọng, trong tương lai bộ luật lao động Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, mang đến những lợi ích thiết thực cho người lao động và người sử dụng nguồn lao động.