Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 24/01/2025 17:28 (GMT+7)

Khám phá những điểm du Xuân thú vị ở Thủ đô dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong những ngày đầu Xuân năm mới, bên cạnh việc đi chúc Tết người thân, bạn bè, nhu cầu du Xuân, trải nghiệm văn hoá luôn được nhiều người quan tâm.

Năm nay, Thủ đô Hà Nội có nhiều điểm đến thú vị, hấp dẫn đã sẵn sàng, chờ đón du khách trải nghiệm, khám phá.

Khám phá những điểm du Xuân thú vị ở Thủ đô dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ ảnh 1
Xin chữ đầu năm mới là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin tức.

Du Xuân xin chữ đầu năm

Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là điểm đến văn hoá thu hút đông đảo du khách tham quan trong những ngày đầu Xuân, năm mới. Trong đó, Hội chữ Xuân luôn là điểm đến được nhiều người lựa chọn, trải nghiệm văn hoá xin chữ - một phong tục đẹp của người Việt trong những ngày đầu năm.

Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hoá, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết, điểm mới nổi bật là năm nay khu vực Hồ Văn được cải tạo, chỉnh trang toàn diện, mang đến không gian thoáng đãng, an toàn, góp phần nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa nhân dịp đầu Xuân năm mới tại Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025.

Gần 50 nhà hoạt động thư pháp ở hai loại hình Hán Nôm, Quốc Ngữ ở Hà Nội và một số địa phương cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, được chọn lựa kỹ càng sẽ phục vụ công chúng những bức thư pháp, thư họa viết đúng, viết đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành trong mùa Xuân mới.

Cùng với hoạt động viết thư pháp, Trung tâm Hoạt động Văn hoá khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức nhiều hoạt động văn hóa để phục vụ khách du Xuân như: Không gian trải nghiệm di sản, không gian văn hóa đọc; giới thiệu làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống Hà Nội cùng chương trình nghệ thuật biểu diễn ca trù, quan họ, hát chèo, hát xẩm, chầu, múa lân sư rồng…

Cũng trong không gian Hồ Văn, Hội chữ Xuân năm nay có các triển lãm giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống, hoạt động sáng tạo của các họa sĩ trẻ như: Triển lãm thư pháp chủ đề “Thực học” với hàng trăm bức thư pháp Hán Nôm và Quốc ngữ; triển lãm ảnh “Việt Nam quê hương tôi” giới thiệu 50 tác phẩm nhiếp ảnh về di sản chọn lọc từ "Giải thưởng Ảnh di sản Việt Nam - Việt Nam Heritage Photo Awards 2012-1018"; triển lãm vẽ con rắn của 75 họa sỹ trẻ Việt Nam đang sống và làm việc ở nhiều nước trên thế giới, tất cả tạo nên một không gian văn hóa đa sắc màu, sự kết nối, trở về với những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc, mang hơi thở của cuộc sống đương đại.

Hồi tưởng truyền thống tại phố Phùng Hưng

Đến phố đi bộ, khám phả không gian phố cổ Hà Nội cũng là một trải nghiệm hấp dẫn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Điểm nhấn đặc biệt là không gian văn hoá Tết xưa truyền thống trên phố Phùng Hưng, do quận Hoàn Kiếm chủ trì, Công ty Mein Garten thực hiện. Đại diện đơn vị thiết kế cho biết, lấy cảm hứng từ hình tượng rắn Ouroboros - biểu trưng cho sự tuần hoàn, tái sinh, sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, các kiến trúc sư đã khéo léo đưa vào thiết kế tổng thể không gian, để gợi mở câu chuyện về sự tiếp nối và bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc. Sự kết hợp giữa truyền thống với những ý tưởng nghệ thuật đương đại, mang đến điểm nhấn đặc biệt trong dịp Tết năm nay.

Theo đó, tại hai ngã ba Phùng Hưng - Hàng Lược và Phùng Hưng - Lê Văn Linh, các cổng tam quan được dựng lên, kết hợp tinh tế với họa tiết từ tranh dân gian Đông Hồ. Đặc biệt, Hoàn Kiếm - cái nôi của dòng tranh nổi tiếng - đã được chọn làm không gian lý tưởng để tái hiện vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa văn hóa của dòng tranh này.

Một trong những điểm nhấn đặc biệt là việc phục dựng 3 toa tàu điện cũ – biểu tượng của Hà Nội những năm 1970. Những toa tàu này không chỉ tái hiện hình ảnh quen thuộc trong ký ức người dân Thủ đô, còn mang đến góc nhìn hoài niệm về sự giao thoa giữa hiện đại và truyền thống, như một ẩn dụ về đoàn tàu ngược dòng thời gian, đưa chúng ta trở về với quá khứ, lưu giữ những di sản và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Dọc tuyến phố Phùng Hưng, không khí Tết xưa được tái hiện thông qua những gian hàng chợ hoa rực rỡ sắc màu. Tại đây, người dân, du khách có thể tìm thấy các sản phẩm truyền thống như hoa, cây cảnh và đồ trang trí đặc trưng của ngày Tết.

Đại diện đơn vị thiết kế chia sẻ, không gian văn hoá Tết xưa ở Phùng Hưng không chỉ là nơi thưởng thức nghệ thuật, mà còn gửi gắm tới công chúng thông điệp về sự trân trọng, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đây là dịp để cộng đồng cùng nhau hòa mình vào không gian nghệ thuật, hồi tưởng về những ký ức Tết xưa và khơi dậy niềm tự hào dân tộc.

Tìm hiểu Tết cung đình xưa tại Hoàng Thành

Tại Hoàng thành Thăng Long, để phát huy giá trị các nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình, cũng như những phong tục Tết dân gian truyền thống, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết kéo dài từ ngày 20/1 đến 6/2/2025 (từ 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Trong đó, có nhiều nghi lễ lần đầu tiên được tái dựng. Đến đây, du khách có thể trải nghiệm không gian “Tết xưa - Tết thời bao cấp”, tái hiện Tết truyền thống của người Việt Nam ở thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX. “Tết thời bao cấp” được tái hiện qua 3 không gian trưng bày: Gian hàng mậu dịch quốc doanh, gian hàng tranh - hoa - pháo tết và không gian thờ cúng.

Không gian trưng bày “Nghi lễ Tết cung đình ngày Xuân” với các nghi lễ truyền thống, trong đó có 3 nghi lễ đặc biệt quan trọng là Lễ Tiến lịch, Lễ Tiến xuân ngưu và Lễ Chính đán. Cả 3 nghi lễ đều được trưng bày thông qua hình thức giới thiệu tư liệu, diễn giải bằng tranh vẽ phỏng dựng và hiện vật mô hình, giúp du khách có thể hình dung ra được phần nào đời sống chính trị, văn hóa, lịch sử quá khứ vàng son hoàng cung xưa kia.

Bên cạnh việc tái hiện các nghi thức Tết truyền thống trong cung đình xưa, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức các chương trình múa rối đặc sắc phục vụ du khách vào các ngày từ 30/1 đến 2/2 (tức từ mùng 2 đến mùng 5 tháng Giêng).

Đến Bảo tàng khám phá lịch sử, văn hoá

Các bảo tàng cũng là những điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách du Xuân, trải nghiệm trong dịp Tết Nguyên đán. Năm nay, bên cạnh các phòng trưng bày thường xuyên, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn phối hợp với Bảo tàng tư nhân Kính hoa tổ chức triển lãm "Nghệ thuật Đông Sơn", giới thiệu tới công chúng 36 hiện vật tiêu biểu thời kỳ Đông Sơn, đặc biệt là 3 trống đồng đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Theo các nhà nghiên cứu, trống Đông Sơn là một bản tổng hòa ca tráng lệ của lịch sử - văn hóa - văn minh Việt Nam, vì vậy, khi ngắm nhìn các trống Đông Sơn thuộc sưu tập Kính Hoa, ta như được thấy lại những hình ảnh sinh động nhất của nền văn minh ngàn xưa hiển hiện chân thật, sống động, chi tiết, rõ ràng.

Khám phá những điểm du Xuân thú vị ở Thủ đô dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ ảnh 2
Không gian bích họa Phùng Hưng thu hút đông đảo người dân và du khách dịp Tết. Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN.

Trong không gian triển lãm “95 mùa Xuân có Đảng” tại tầng 1, nhà B, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, công chúng có cơ hội trải nghiệm hoạt động in tranh và vờn màu, có thể tự tay mình in, tô màu tranh cho mình.

Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, chương trình “Vui Xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” diễn ra vào hai ngày mồng 4 và 5 Tết âm lịch (tức 1 và 2/2) hứa hẹn mang đến cho công chúng những khám phá văn hoá của cộng đồng dân tộc. Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh, bên cạnh những trưng bày thường xuyên, cũng có trưng bày chuyên đề ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, cũng là những điểm đến đáng chú ý trong những ngày đầu Xuân, năm mới.

Cùng chuyên mục

Chiều 26/1: Tuyết rơi trên đỉnh Fansipan
Vào lúc 14h30 ngày 26/1, tuyết đã rơi tại khu vực đỉnh Fansipan, Sa Pa. Nhiệt độ tại đỉnh Fansipan tại thời điểm chỉ khoảng -2 độ C. Tuyết rơi với mật độ ngày càng dày hơn, phủ trắng lối đi và cây cỏ.
Du ngoạn 5 châu, đón Tết 4 phương tại Lễ hội Xuân lớn bậc nhất Việt Nam
Văn hóa truyền thống của 5 quốc gia cùng sản vật, ẩm thực 5 châu hội tụ tại Lễ hội Ánh sáng phương Đông đã biến sự kiện kéo dài 58 ngày tại Ocean City trở thành lễ hội Xuân lớn bậc nhất Việt Nam. Thành phố điểm đến phía Đông Thủ đô với những trải nghiệm mua sắm, vui chơi, giải trí độc nhất vô nhị cũng chính là điểm “phải ghé thăm” trên hành trình du Xuân, đón Tết Ất Tỵ của hàng triệu du khách.
Lễ hội Ánh sáng phương Đông: Tinh hoa Việt tỏa sáng trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, văn hóa không chỉ là tấm gương phản chiếu bản sắc dân tộc mà còn là nguồn lực mềm thúc đẩy sự phát triển, khẳng định vị thế quốc gia. Bảo tồn, phát triển văn hóa không dừng lại ở việc tôn vinh mà còn là sự giao thoa và sáng tạo, mở cơ hội để Việt Nam hội nhập, song vẫn giữ vững hồn cốt riêng. Lễ hội Ánh sáng phương Đông - lễ hội Xuân lớn bậc nhất Việt Nam đang diễn ra tại Ocean City, chính là một minh chứng.
Top 5 “kiệt tác ánh sáng” nhất định phải check-in tại lễ hội đèn lồng lớn nhất Việt Nam
Lễ hội Ánh sáng phương Đông - Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam đang diễn ra tại thành phố điểm đến phía Đông Thủ đô - Ocean City, không chỉ là điểm vui chơi, giải trí hot nhất Vịnh Bắc bộ dịp Tết Ất Tỵ này mà còn là nơi khai sinh của những bộ ảnh check-in triệu like trên mạng xã hội. Dưới đây là 5 “kiệt tác ánh sáng” đang khiến giới trẻ sôi sục với những góc check-in gây bão mạng.
48h chơi Tết Hạ Long
Dịp Tết Ất Tỵ, sau khi hoàn tất các nghi lễ đầu năm mới, một chuyến du xuân 2 ngày từ Hà Nội đến Hạ Long sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các gia đình muốn khởi đầu năm mới bằng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, không khí lễ hội rộn ràng và những trải nghiệm văn h

Tin mới

Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường
Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, đúng thời khắc Giao thừa thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Lương Cường có Thông điệp chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội
Trong thời khắc cả nước vui mừng chào đón Tết cổ truyền của dân tộc- Ất Tỵ 2025, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), tối 28/1 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Tưng bừng các chương trình chào Xuân Ất Tỵ trong đêm Giao thừa
Những chương trình thân quen như “Gặp nhau cuối năm”, “Tự hào Thể thao Việt Nam”, “Vạn xuân”, “Tết nghĩa là hy vọng”… sẽ được trình chiếu trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam ngày 29 Tết với mong muốn đem lại nhiều niềm vui, tiếng cười và cả những niềm hy vọng, lạc quan cho khán giả nhân dịp chào xuân Ất Tỵ 2025.
Năm 2024 thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế cao nhất từ trước đến nay
Kết quả thi hành án dân sự (THADS) năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, nhất là thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Cụ thể, kết quả THADS năm 2024,về tiền, đã thi hành xong hơn 116.531 tỉ đồng, tăng hơn 27.119 tỉ đồng (tăng 30,33%) so với cùng kỳ năm 2023; đạt tỉ lệ 51,84% (tăng 5,06%) so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn 5,39% so với chỉ tiêu được giao.
Tắm cây mùi già – Hương vị Tết xưa trong mỗi gia đình Việt
Khi những cơn gió se lạnh ùa về báo hiệu mùa đông sắp qua đi, đâu đó trên những phiên chợ quê lại xuất hiện những bó mùi già được bày bán. Cảnh người người, nhà nhà tấp nập mua sắm cho Tết càng làm không khí thêm rộn ràng, hối hả. Trong ký ức của bao người, cây mùi già không chỉ là một món hàng hóa đơn thuần mà còn là biểu tượng của phong tục, tập quán và cả ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Năm mới nghe nghệ nhân làng Nhật Tân kể chuyện chăm 'đào tiến vua'
Dành hàng chục năm đi đầu, tìm phương pháp phù hợp để tạo ra cây đào Thất Thốn (hay còn gọi là đào tiến vua) ra hoa khỏe đẹp, nghệ nhân Lê Hàm đã trải qua rất nhiều thất bại. Thế nhưng, chính những gian nan, vất vả ấy khiến ông cảm thấy cây đào Thất thốn có nhiều giá trị và thú vị hơn.