Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 06/07/2022 10:33 (GMT+7)

Học sinh cần làm gì để giữ tâm lý tốt trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

Theo dõi GĐ&PL trên

Kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc chặng đường 12 năm đèn sách, đã mang tới vô cùng nhiều áp lực cho học sinh. Vậy làm thế nào để thoát khỏi được tâm trạng căng thẳng để hoàn thành tốt bài thi.

Giữ gìn sức khỏe trong mùa thi

Trước và trong ngày thi các sĩ tử cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, ăn đúng giờ và chia ra nhiều bữa nhỏ, an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn theo chế độ cần thiết, không chỉ ăn theo sở thích. Các em nên hạn chế tối thiểu thức uống có cồn, cafein, chất kích thích hoặc có gas, nên uống nước ấm thường xuyên.

Đi ngủ đúng giờ để tránh tình trạng buồn ngủ trong phòng thi. Ngoài ra, thí sinh nên dành thời gian cho hoạt động thể thao, giải trí. Nên chọn thể thao vừa sức hoặc vài bài tập thể dục nhẹ hàng ngày. Hình thức giải trí cần lành mạnh, không gây kích động cảm xúc và ảnh hưởng sức khoẻ. Mỗi 45 phút giữa giờ học, sĩ tử nên nghỉ ngơi 5-10 phút cho mắt và não bộ hoạt động tốt hơn.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Đặt mục tiêu vừa sức

Thí sinh nên đặt mục tiêu vừa sức. Điều này dựa vào hiểu biết năng lực học tập của cá nhân và thông tin tìm hiểu về điểm chuẩn đầu vào các năm cũng như tỷ lệ chọi với các thí sinh khác. Khi mục tiêu vừa với sức cố gắng của mình thì các em sẽ bớt đi sự căng thẳng, lo âu.

Ngoài ra, việc có phương án dự phòng cũng là cách giảm áp lực thi cử. Thí sinh tự đặt và trả lời câu hỏi nếu rớt sẽ làm gì, chọn trường nào, ngành nào gần với lựa chọn trước mà vẫn đảm bảo đủ khả năng để vào như vậy sẽ giúp các em có một tâm thế thoải mái nhất.

Phụ huynh không nên áp đặt ý kiến cá nhân, thúc ép hoặc so sánh năng lực học tập của con với những người khác, đánh giá sai lệch mức độ học tập của con dẫn đến sự kỳ vọng quá lớn.

Có người thân đồng hành cùng nhưng không nên tạo áp lực quá lớn đến các em học sinh

Theo đó, cha mẹ nên đồng hành cùng con tìm hiểu các phương thức xét tuyển, ngành, trường từ thông tin đầy đủ, đánh giá năng lực của con để có lựa chọn phù hợp. Phụ huynh cần tôn trọng năng lực và đam mê của con, đưa ra lời khuyên hài hoà với thực tế, đồng thời hỗ trợ con sắp xếp chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và giải trí hợp lý.

Người lớn không nên áp đặt ý kiến cá nhân, thúc ép hoặc so sánh năng lực học tập của con với những người khác, đánh giá sai lệch mức độ học tập của con dẫn đến sự kỳ vọng quá lớn hay hỏi han quá nhiều về kết quả học tập, thi cử.

Nhẹ nhàng chào đón ngày thi

Có rất nhiều thí sinh khi tham gia kỳ thi này càng đến gần ngày thi các bạn càng cảm thấy lo sợ, áp lực… Trong khi đó có một vài bạn chọn cách là chào đón mùa thi một cách thoải mái nhất, các bạn luôn xem đó như là một ngày rất “bình thường” và ngày đó là một ngày các bạn được thể hiện tài năng, kiến thức đã rèn luyện, học tập. Chính cách suy nghĩ này, làm cho tinh thần các bạn tốt hơn, tự tin vượt mọi rào cản, chinh phục những bài toán khó và viết lên những bài văn cảm động, những thông điệp cuộc sống ý nghĩa.

Giữ vững tâm lý phòng thi

Tự tin: Khi vào phòng thi các em nên bình tĩnh và tin tưởng vào bản thân mình, tin là mình sẽ làm được, không nên đặt nặng vấn đề đậu rớt, mà luôn trong tâm thế cố gắng hết mình trong khi làm bài.

Đến đúng giờ: Trong ngày diễn ra kỳ thi, thí sinh cần có mặt tại điểm thi trước giờ gọi vào phòng thi ít nhất 30 phút. Hãy thân thiện, vui vẻ giao tiếp với các bạn cùng phòng thi và các thầy/cô làm nhiệm vụ coi thi vì điều đó sẽ giúp các bạn bớt áp lực và căng thẳng.

Cẩn trọng khi làm bài: Khi nhận giấy thi và giấy nháp hãy kiểm tra tất cả các trang xem có gì bất thường không, nếu có bất thường liên hệ ngay với thầy/cô giám thị để đổi giấy thi và giấy nháp. Cẩn trọng viết các thông tin chính xác vào giấy thi và giấy nháp. Nếu có điều gì chưa rõ thí sinh có thể trao đổi công khai với thầy/cô giám thị để được hướng dẫn kỹ hơn.

Có gắng làm hết bài: Khi nhận đề thi, cần kiểm tra các trang của đề thi đã đầy đủ, rõ ràng chưa. Hãy dành thời gian đọc thật kỹ đề một lần, linh động tiến lùi và nhớ rằng câu dễ làm trước, câu khó làm sau, câu không biết gì cũng phải làm với tinh thần “thà tô nhầm còn hơn bỏ sót” vì có làm mới có cơ hội có điểm.

Không nên vội vã: Trong qua trình làm bài phải bình tĩnh chiến đấu đến giây phút cuối cùng. Làm đúng quan trọng hơn làm nhanh, nếu làm xong bài thi sớm không nên ra về vội, hãy đọc và kiểm tra kỹ lại bài thi 1-2 lần nữa trước khi nộp bài ra khỏi phòng thi.

Ngoài ra sau khi kết thúc mỗi môn thi thí sinh nên quên hết tất cả những gì liên quan đến môn thi trước đó mà tập trung vào môn thi tiếp theo. Hãy cố gắng tập trung cao độ cho các môn thi tiếp theo.

Hãy nghĩ tới viễn cảnh thi xong đợt này, các em có thể được thỏa thích thực hiện những dự định thú vị khác. Hít thở thật sâu, thư giãn bằng một số hoạt động sở thích trước khi bước vào kỳ thi là gợi mở mong có thể giúp cho các bạn học sinh vững tâm cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ diễn ra trong ngày mai.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ để hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, cơ quan liên quan xác định đối tượng, tổ chức thực hiện để bảo đảm quyền lợi cho người dân được hưởng chính sách bảo hiểm y tế (BHYT).