Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh liên quan đến nhiệt, nhưng nguy cơ cao hơn đối với: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; Người cao tuổi từ 65 trở lên; Người thừa cân, béo phì; Những người tập thể dục hoặc làm việc ngoài trời; Những người mắc bệnh tim mạch , tăng huyết áp...; Những người dùng một số loại thuốc nhất định, như thuốc điều trị trầm cảm, mất ngủ…; Lời khuyên bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng; Nắng nóng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm...
Một số tình trạng sức khỏe thường gặp liên quan đến nắng nóng
Vào mùa Hè, thời tiết nắng nóng sẽ làm cho thân nhiệt tăng đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi nên có thể dẫn đến phù do nhiệt, phát ban, chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức, thậm chí sốc nhiệt dẫn đến đột quỵ. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, các mạch máu giãn ra để thải nhiệt và gây phù. Biểu hiện của bệnh phù do nhiệt là phù ở phần thấp cơ thể như mắt cá, bàn chân. Triệu chứng này biến mất khi cơ thể thích nghi trong thời gian vài giờ hay một vài ngày. Nếu triệu chứng không tự mất đi, bệnh nhân nên kê cao chân khi ngủ để mạch máu lưu thông bình thường. Ở mức độ nhẹ không cần dùng thuốc.
Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất liên quan đến nhiệt (nắng nóng), xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh do nhiệt độ và độ ẩm cao.
Các triệu chứng bao gồm: Sương mù não; Nói lắp; Mất ý thức (hôn mê); Da nóng, khô hoặc đổ mồ hôi nhiều; Co giật; Nhiệt độ cơ thể rất cao…
Kiệt sức do nhiệt: Điều này có thể xảy ra khi bạn ở trong thời gian dài với nhiệt độ cao và không uống đủ nước hoặc các đồ uống bổ sung nước khác.
Các triệu chứng bao gồm: Đau đầu; Buồn nôn; Chóng mặt; Yếu đuối; Cảm thấy cáu kỉnh; Khát; Đổ mồ hôi nhiều; Nhiệt độ cơ thể tăng; Đi tiểu ít hơn bình thường...
Tiêu cơ vân: Tiêu cơ vân thường gắn liền với tình trạng quá nóng cùng với hoạt động thể chất nhiều, có thể dẫn đến nhịp tim không đều và co giật, có thể gây tổn thương thận.
Một số triệu chứng của tiêu cơ vân là: Chuột rút hoặc đau cơ; Nước tiểu sẫm màu bất thường; Yếu đuối; Không có khả năng tập thể dục nặng...;Một số người không có triệu chứng.
Ngất do nhiệt: Mất nước hoặc không thể thích nghi với khí hậu mới có thể đóng một vai trò trong tình trạng này.
Một số triệu chứng là: Ngất xỉu trong thời gian ngắn; Cảm thấy chóng mặt; Choáng váng sau khi đứng một lúc hoặc sau khi đột ngột đứng dậy từ tư thế ngồi hoặc nằm.
Vào mùa Hè, thời tiết nắng nóng sẽ làm cho thân nhiệt tăng đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi nên có thể dẫn đến phù do nhiệt, phát ban, chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức, thậm chí sốc nhiệt dẫn đến đột quỵ.
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, các mạch máu giãn ra để thải nhiệt và gây phù. Biểu hiện của bệnh phù do nhiệt là phù ở phần thấp cơ thể như mắt cá, bàn chân. Triệu chứng này biến mất khi cơ thể thích nghi trong thời gian vài giờ hay một vài ngày. Nếu triệu chứng không tự mất đi, bệnh nhân nên kê cao chân khi ngủ để mạch máu lưu thông bình thường. Ở mức độ nhẹ không cần dùng thuốc.
Trong mùa Hè nắng nóng mọi người cần hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang... chống nóng.
Tích cực uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol..., tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng. Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập... bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Vệ sinh môi trường thật tốt; tích cực diệt loăng quăng, bọ gậy, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh…