Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 20/08/2021 16:35 (GMT+7)

Hải Phòng: Lên phương án điều trị 2.000 bệnh nhân nhiễm COVID-19

Theo dõi GĐ&PL trên

Hải Phòng chuẩn bị phương án trong tình huống dịch lan rộng, với kịch bản 2.000 người nhiễm COVID-19; dự kiến số kinh phí chi để thực hiện điều trị cho số bệnh nhân này là trên 500 tỷ đồng.

Ông Trần Anh Cường – Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết: hiện tại, thành phố đã xem xét phê duyệt kịch bản chuẩn bị cho trường hợp điều trị 2.000 ca dương tính, bao gồm 300 bệnh nhân nặng và nguy kịch, 700 bệnh nhân trung bình và 1.000 bệnh nhân nhẹ.

Đối với việc điều trị 300 bệnh nhân nặng và nguy kịch, ngành Y tế sẽ triển khai thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp cơ sở 2, với yêu cầu sử dụng 720 nhân lực, huy động lực lượng thuộc chuyên ngành cấp cứu, hồi sức hiện có, đồng thời giao Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp tiến hành đào tạo, tập huấn thêm để đảm bảo yêu cầu.

Thành phố dự kiến số kinh phí chi để thực hiện điều trị cho số bệnh nhân này là trên 500 tỷ đồng, trước hết ưu tiên tập trung mua sắm ngay các thiết bị y tế quan trọng để thành lập trung tâm hồi sức tích cực như máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, máy truyền dịch… và một số thiết bị khác, đặc biệt triển khai gấp hệ thống cung cấp oxy phục vụ điều trị cho bệnh nhân nặng.

Hải Phòng: Lên phương án điều trị 2.000 bệnh nhân nhiễm COVID-19
Giám đốc Sở Y tế Trần Anh Cường kiểm tra công tác lắp đặt hệ thống cung cấp oxy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2 (Ảnh haiphong.gov.vn).

Đối với việc điều trị 700 bệnh nhân trung bình, thành phố dự kiến triển khai tại 3 cơ sở y tế gồm: Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp cơ sở 2, Bệnh viện Y học cổ truyền và Bệnh viện Kiến An. Nhân lực dự kiến cần 1.050 cán bộ y tế, ngành Y tế đã chuẩn bị danh sách nhân lực tại các bệnh viện tuyến thành phố và một số bệnh viện tuyến quận, huyện. Thành phố đã nhất trí triển khai xây dựng ngay các hệ thống cung cấp oxy tại 3 cơ sở y tế này. Tùy theo tình hình dịch bệnh, ngành Y tế sẽ tiếp tục đề xuất thành phố mua sắm trang thiết bị phục vụ điều trị cho các bệnh nhân này.

Đối với số lượng 1.000 bệnh nhân nhẹ, thành phố xây dựng phương án điều trị tại các bệnh viện tuyến quận, huyện. Để điều trị cho số bệnh nhân này, thành phố cho triển khai trang bị toàn bộ hệ thống khí oxy, trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp, ngành Y tế sẽ tiếp tục đề xuất thành phố mua thêm thuốc để điều trị các bệnh nhân này. Đến thời điểm này, thành phố cơ bản chuẩn bị đầy đủ cho phương án điều trị 2.000 bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Ngoài ra, ngành Y tế đã phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho thành phố có phương án cao nhất về nguồn lực để chuẩn bị cho công tác phòng chống dịch với dự kiến 2.840 tỷ để triển khai khi xảy ra trường hợp có 2.000 ca mắc. Trong đó có kinh phí tiêm phòng cho toàn bộ người dân thành phố, xét nghiệm diện rộng cho 25% dân số thành phố liên quan đến các ca mắc, triển khai sẵn sàng hỗ trợ cho các khu vực phong tỏa, cách ly, chốt trạm, tổ COVID-19 cộng đồng.

Thông tin thêm về nguồn nhân lực y tế đáp ứng tình huống dịch lan rộng, Giám đốc Sở Y tế cho biết: ngành Y tế đã rà soát tổng thể nguồn nhân lực y tế trên toàn thành phố hiện có 13.160 nhân lực ở các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập, các cơ sở y tế bộ ngành, Trường Đại học Y dược Hải Phòng, Cao đẳng Y tế Hải Phòng, các cán bộ y tế đã về hưu. Qua rà soát, ngành Y tế tiếp tục cho đào tạo nhân lực chuyên sâu thực hiện tốt công tác hồi sức, tập huấn cho công tác điều trị, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm. Nhìn chung, ngành Y tế đã sẵn sàng nhân lực trong trường hợp dịch bệnh lan rộng trên địa bàn thành phố.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.